ĐỀ SỐ 25
ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT
MÔN: NGỮ VĂN
Năm học: 2020-2021
Thời gian làm bài: 120 phút( Không kể thời gian phát đề)
I. ĐỌC HIỂU (3 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
(1) Sức mạnh cơ bắp của mỗi người là có hạn, nhưng ở người có ý chí sắt đá thì nghị lực là vô hạn.
Vì vậy đừng bao giờ đảnh mất niềm tin vào năng lực thật sự của bản thân mình. Với người có ý chí kiên
cường thì nghịch cảnh khiến cho họ thông minh hơn, mạnh mẽ hơn. Không có giới hạn nào ngăn được ỷ
chí con người. Những điều kỳ diệu xuất phát từ dám ước mơ táo bạo và kiên tâm biến ước mơ đó thành
hiện thực. Ý chí và quyết tâm mạnh mẽ giúp con người vượt lên trên hoàn cảnh để đạt được thành công.
Đối với người có ý chí mạnh mẽ, khi rơi vào nghịch cảnh ngăn bước tiến, họ sẽ tìm hướng đi mới.
(2) Nếu cuộc sổng bình dị làm cho người ta cảm thấy tẻ nhạt, thì ý chí vượt qua sóng gió mang lại
niềm vui và ý nghĩa chân chính của cuộc đời. Khỉ đối diện với khó khăn thách thức, họ tìm mọi cách để
vượt qua chứ không tìm đường thoái lui. Thành công luôn đón chờ những con người kiên trì và quyết tâm
theo đuổi đến cùng mục tiêu đã chọn. Cựu thủ tướng Anh Benjamin Disraeli quan niệm: “Khi con người
sống cùng mục tiêu của mình thì sớm muộn cũng sẽ đạt được mục tiêu đó, không có trở ngại nào có thể
ngăn cản ý chí và lòng quyết tâm của con người”. Đằng sau mỗi thành công vượt trội là những bài học
về sự bền gan vững chí trước những thử thách và cái giá có thể phải trả. Và rồi thành công không phụ
lòng những người có ý chí kiên cường và không nản lòng trước những cái giả phải trả trên bước đường
thực hiện mục tiêu của mình.
(Theo: http://
tamsang.com
)
Câu 1. Phong cách ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản?
Câu 2. Những biểu hiện của người có ý chí kiên cường và mạnh mẽ?
Câu 3. Vì sao tác giả cho rằng: Sức mạnh cơ bắp của mỗi người là có hạn, nhưng ở người có ý chí sắt đá
thì nghị lực là vô hạn?
Câu 4. Anh/chị rút ra được thông điệp, bài học gì sau khi đọc hiểu văn bản.
II. LÀM VĂN (7 điểm)
Câu 1. Viết đoạn văn khoảng 200 từ bàn về: Sức mạnh của nghị lực sống.
Câu 2. Có ý kiến cho rằng: sông Đà nói chung và Người lái đò Sông Đà nói riêng tiêu biểu cho phong
cách của Nguyễn Tuân không quản nhọc nhằn để cố gắng khai thác kho cảm giác và liên tưởng phong
phú, bộn bề, nhằm tìm cho ra những chữ nghĩa xác đáng nhất, có khả năng làm lay động người đọc nhiều
nhất. Anh/chị hãy làm sáng tỏ qua đoạn trích dưới đây:
... Còn xa lắm mới đến cái thác dưới. Nhưng đã thấy tiếng nước réo gần mãi lại réo to mãi lên. Tiếng
nước thác nghe như là oản trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu khích, giọng gằn mà chế
nhạo. Thế rồi nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu rừng tre nứa
Trang 1