PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
***
ĐỀ SỐ 14
ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10
Môn: Ngữ văn 9
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể giao đề
(Đề thi gồm: 01 trang
Phần 1: Đọc- hiểu. (3 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
THỜI GIAN LÀ VÀNG
Ngạn ngữ có câu: Thời gian là vàng. Nhưng vàng thì mua được mà thời gian không mua
được. Thế mới biết vàng có giá mà thời gian là vô giá.
Thật vậy, thời gian là sự sống. Bạn vào bệnh viện mà xem, người bệnh nặng, nếu kịp thời
chạy chữa thì sống, để chậm là chết.
Thời gian là thắng lợi. Bạn hỏi các anh bộ đội mà xem, trong chiến đấu, biết nắm thời cơ,
đánh địch đúng lúc là thắng lợi, để mất thời cơ là thất bại.
Thời gian là tiền. Trong kinh doanh, sản xuất hàng hóa đúng lúc là lãi, không đúng lúc là
lỗ.
Thời gian là tri thức. Phải thường xuyên học tập thì mới giỏi. Học ngoại ngữ mà bữa đực,
bữa cái, thiếu kiên trì, thì học mấy cũng không giỏi được.
Thế mới biết, nếu biết tận dụng thời gian thì làm được bao nhiêu điều cho bản thân và cho
xã hội. Bỏ phí thời gian thì có hại và về sau hối tiếc cũng không kịp.
(Theo Phương Liên, SGK Ngữ văn 9, Tập hai, NXB Giáo dụcViệt Nam, 2007, tr. 36 - 37)
Câu 1. (0.5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản.
Câu 2.(0.5 điểm) Theo tác giả, thời gian có những giá trị nào?
Câu 3.(1.0 điểm) Chỉ ra một biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản trên và nêu
hiệu quả của việc sử dụng biện pháp tu từ ấy.
Câu 4.(1.0 điểm) Em có đồng ý với ý kiến: “Bỏ phí thời gian thì có hại và về sau hối
tiếc cũng không kịp” không? Vì sao?
Phần II: Tự luận.
Câu 1: (2 điểm)
Từ đoạn trích trên, em hãy viết 1 đoạn văn trả lời câu hỏi “Làm thế nào để không lãng
phí thời gian”
Câu 2: (5 điểm)
Cảm nhận của em về nhân vật ông Hai trong đoạn trích sau: (5,0 điểm).
Cổ ông lão nghẹn ắng hằn lại, da mặt tê rần rần. Ông lão lặng đi, tưởng như đến không
thở được. Một lúc lâu ông mới rặn è è, nuốt một cái gì vướng ở có, ông cất tiếng hỏi, giọng lạc
hẳn đi:
- Liệu có thật không hở bác? Hay là chỉ lại …
[...] Ông lão vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng [...]
Ông Hai củi gằm mặt xuống mà đi. Ông thoáng nghĩ đến vụ chủ nhà.
Về đến nhà, ông Hai nằm vật ra giường, mấy đứa trẻ thấy bố hôm nay có vẻ khác, len lét
đưa nhau ra đầu nhà chơi sặm chơi sụi với nhau.