PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
***
ĐỀ SỐ 19
ĐỀ KHẢO SÁT NĂNG LỰC HỌC SINH
Môn: Ngữ văn 9
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể giao đề
(Đề thi gồm: 01 trang)
Phần 1: Đọc – hiểu (3.0 điểm)
Đọc văn bản sau đây và trả lời câu hỏi
“Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói
Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ
Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa
Óng tre ngà và mềm mại như tơ
Tiếng tha thiết nói thường nghe như hát
Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh
Như gió nước không thể nào nắm bắt
Dấu huyền trầm , dấu ngã chênh vênh”
(Trích bài Tiếng Việt - Lưu Quang Vũ )
Câu 1(0.5 điểm). Văn bản trên thuộc thể thơ nào? Nêu phương thức biểu đạt của đoạn thơ
Câu 2(0.5 điểm). Xác định và gọi tên thành phần biệt lập trong hai câu thơ:
Ôi tiếng Việt như đất cày , như lụa
Óng tre ngà và mềm mại như tơ
Câu 3(1.0 điểm). Chỉ ra một biện pháp tu từ được sử dụng chủ yếu trong văn bản.
Câu 4(1.0 điểm). Đoạn thơ khơi gợi trong em những tình cảm gì?
Phần 2: Làm văn (7 điểm)
Câu 1: (2.0 điểm) Từ đoạn thơ trong phần đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn trình bày
suy nghĩ của mình về sự trong sang của Tiếng Việt và trách nhiệm của mình trong việc giữ
gìn sự trong sáng của TV.
Câu 2: (5.0 điểm)
Phân tích đoạn thơ sau để thấy được dòng hoài niệm đẹp đẽ của người cháu về tuổi thơ sống
bên bà.
Tám năm ròng, cháu cùng bà nhóm lửa
Tu hú kêu trên những cánh đồng xa
Khi tu hú kêu, bà còn nhớ không bà?
Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế.
Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế!
Mẹ cùng cha công tác bận không về,
Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe,
Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học,
Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc,
Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà,
Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?
(Trích Bếp lửa - Bằng Việt - Ngữ văn 9, NXBGD Việt Nam, 2017)
-------------Hết------------