50 đề ngữ liệu ngoài sgk Ngữ văn 9, đề 20.doc

Không thẻ bỏ qua các nhóm để nhận nhiều tài liệu hay 1. Ngữ văn THPT 2. Giáo viên tiếng anh THCS 3. Giáo viên lịch sử 4. Giáo viên hóa học 5. Giáo viên Toán THCS 6. Giáo viên tiểu học 7. Giáo viên ngữ văn THCS 8. Giáo viên tiếng anh tiểu học 9. Giáo viên vật lí CLB HSG Sài Gòn xin gửi đến bạn đọc 50 đề ngữ liệu ngoài sgk Ngữ văn 9.50 đề ngữ liệu ngoài sgk Ngữ văn 9 là tài liệu quan trọng, hữu ích cho việc dạy Tiếng anh hiệu quả. Đây là bộ tài liệu rất hay giúp đạt kết quả cao trong học tập. Hay tải ngay 50 đề ngữ liệu ngoài sgk Ngữ văn 9 . CLB HSG Sài Gòn luôn đồng hành cùng bạn. Chúc bạn thành công!!!..Xem trọn bộ 50 đề ngữ liệu ngoài sgk Ngữ văn 9. Để tải trọn bộ chỉ với 50k hoặc 250K để sử dụng toàn bộ kho tài liệu, vui lòng liên hệ qua Zalo 0388202311 hoặc Fb: Hương Trần.

Spinning

Đang tải tài liệu...

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

***

ĐỀ SỐ 20

ĐỀ KHẢO SÁT NĂNG LỰC HỌC SINH

Môn: Ngữ văn 9

Thời gian làm bài: 120 phút, không kể giao đề

(Đề thi gồm: 01 trang)

Phần 1. Đọc hiểu (3 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

BÀN TAY YÊU THƯƠNG

Trong một tiết dạy vẽ, có giáo viên bảo các em học sinh lớp một vẽ về điều gì làm cho em thích

nhất trong đời.

Cô giáo thầm nghĩ "Rồi các em cũng lại vẽ những gói quà, những ly kem hoặc những món đồ

chơi, quyển truyện tranh". Thế nhưng cô đã hoàn toàn ngạc nhiên trước một bức tranh lạ của một em

học sinh Douglas: bức tranh vẽ một bàn tay.

Nhưng đây là bàn tay của ai? Cả lớp bị lôi cuốn bởi một hình ảnh đầy biểu tượng này. Một em

phán đoán

- "Đó là bàn tay của bác nông dân".

Một em khác cự lại:

- "Bàn tay thon thả thế này phải là bàn tay của một bác sĩ phẫu thuật....".

Cô giáo đợi cả lớp bớt xôn xao dần rồi mới hỏi tác giả. Douglas cười ngượng nghịu:

- "Thưa cô, đó là bàn tay của cô ạ!".

Cô giáo ngẩn ngơ. Cô nhớ lại những phút ra chơi thường dùng bàn tay để dắt Douglas ra sân, bởi

em là một cô bé khuyết tật, khuôn mặt không đuợc xinh xắn như những đứa trẻ khác, gia cảnh từ lâu

lâm vào tình cảnh ngặt nghèo. Cô chợt hiểu ra rằng tuy cô vẫn làm điều tương tự với các em khác,

nhưng hóa ra đối với Douglas bàn tay cô lại mang ý nghĩa sâu xa, một biểu tượng của tình yêu thương.

(Mai Hương, Vĩnh Thắng – Quà tặng cuộc sống)

Câu 1: (0.5 điểm) Nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.

Câu 2: (0.5 điểm)Xác định và gọi tên thành phần biệt lập được sử dụng trong câu: “Thưa cô, đó là

bàn tay của cô ạ!”

Câu 3: (1.0 điểm) Thông điệp của văn bản trên là gì?

Câu 4: (1.0 điểm) Nếu được cô giáo yêu cầu vẽ một điều mà em thích nhất thì em sẽ vẽ gì? Vì sao?

(viết 5 – 7 dòng)

Phần 2. Làm văn

Câu 1 (2,0 điểm)Từ hình ảnh bàn tay cô giáo trong văn bản phần đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn

nghị luận (khoảng 200 chữ) bày tỏ những suy nghĩ của bản thân về mối quan hệ giữa thầy cô và học

sinh trong xã hội hiện nay.

Câu 2 (5,0 điểm). Suy nghĩ của em về hình ảnh con người đối diện với vầng trăng trong hai đoạn thơ

sau:

Đêm nay rừng hoang sương muối

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

Đầu súng trăng treo.

(Trích Đồng chí, Chính Hữu, Ngữ văn 9, Tập 1,trang 129, NXB Giáo dục 2009)

Ngửa mặt lên nhìn mặt

có cái gì rưng rưng

như là đồng là bể

như là sông là rừng

Trăng cứ tròn vành vạnh

kế chi người vô tình

ánh trăng im phăng phắc

đủ cho ta giật mình.

(Trích Ánh trăng, Nguyễn Duy, Ngữ văn 9, Tập 1,trang 165, NXB Giáo Dục )

1