PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
***
ĐỀ SỐ 6
ĐỀ KHẢO SÁT NĂNG LỰC HỌC SINH
Môn: Ngữ Văn 9
Thời gian làm bài: 120 phút
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc phần trích sau và trả lời câu hỏi:
TẤT CẢ SỨC MẠNH
Có một cậu bé đang chơi ở đống cát trước sân. Khi đào một đường hầm trong đống cát,
cậu bé đụng phải một tảng đá lớn. Cậu bé liền tìm cách đẩy nó ra khỏi đống cát.
Cậu bé dùng đủ mọi cách, cố hết sức lực nhưng rốt cuộc vẫn không thể đẩy được
tảng đá ra khỏi đống cát. Đã vậy bàn tay cậu còn bị trầy xước, rướm máu. Cậu bật khóc rấm
rứt trong thất vọng.
Người bố ngồi trong nhà lặng lẽ theo dõi mọi chuyện. Và khi cậu bé bật khóc, người
bố bước tới: “Con trai, tại sao con không dùng hết sức mạnh của mình?”.
Cậu bé thổn thức đáp: “Có mà! Con đã dùng hết sức rồi mà bố!”.
“Không con trai – người bố nhẹ nhàng nói – con đã không dùng đến tất cả sức mạnh
của con. Con đã không nhờ bố giúp”.
Nói rồi người bố cúi xuống bới tảng đá ra, nhấc lên và vứt đi chỗ khác.
(Theo báo Tuổi trẻ - Bùi Xuân Lộc phỏng dịch từ “Faith to Move Mountains”).
Câu 1(0.5). Xác định phương thức biểu đạt chính và ngôi kể của phần trích trên.
Câu 2(0.5). Tìm 1 lời dẫn trực tiếp trong đạn trích và cho biết tại sao đó là lời dẫn trực tiếp
Câu 3(1.0). Từ đoạn trích trên em rút ra bài học gì?
Câu 4(1.0). Nếu em là cậu bé trong câu chuyện trên, em sẽ làm gì?
Phần II. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Từ câu chuyện trên, em hãy viết một đoạn văn thể hiện suy nghĩ của em về vai trò
của tự lập trong đời sống.
Câu 2. (5,0 điểm)
Về truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi, phần ghi nhớ Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập
2 viết: Truyện Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê đã làm nổi bật tâm hồn trong
sáng, mơ mộng, tinh thần dũng cảm, cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, hi sinh nhưng rất
hồn nhiên, lạc quan của những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường
Sơn.
Bằng việc phân tích nhân vật Phương Định, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.