BÀI 3: CỘI NGUỒN YÊU THƯƠNG
MỤC TIÊU
1. Về năng lực
* Năng lực chung
- Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm và trình bày sản phẩm nhóm.
- Phát triển khả năng tự chủ, tự học qua việc xem video bài giảng, đọc tài liệu và
hoàn thiện phiếu học tập của giáo viên giao cho trước khi tới lớp.
- Giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo trong thực hành tiếng Việt.
* Năng lực đặc thù
- Nhận biết được tính cách nhân vật; nhận biết và nêu được tác dụng của việc thay đổi
kiểu người kể chuyện trong một truyện kể.
- Thể hiện được thái độ đối với cách giải quyết vấn đề của tác giả trong truyện.
- Nhận biết được đặc điểm của số từ, phó từ và hiểu được chức năng của các từ loại
này để sử dụng đúng và hiệu quả.
- Bước đầu biết viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học.
- Trình bày được ý kiến về một vấn đề đời sống; biết trao đổi một cách xây dựng, tôn
trọng các ý kiến khác biệt.
2. Về phẩm chất: Bồi đắp, trân trọng tình yêu thương.
THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Máy chiếu, máy tính, bảng phụ.
- Video về tình yêu thương
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. HĐ 1: Xác định vấn đề
a. Mục tiêu: HS xác định được nội dung chính của bài đọc – hiểu dựa trên những
ngữ liệu của phần khởi động.
b. Nội dung:
GVtổ chức cho học sinh xem video về tình yêu thương và nêu suy nghĩ, cảm nhận
của bản thân sau khi xem vieo.
HS chú ý quan sát, lắng nghe, suy ngẫm và nêu cảm nhận.
GV kết nối với nội dung của văn bản đọc – hiểu.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh và lời chuyển dẫn của giáo viên.
d. Tổ chức thực hiện:
Chuyển giao nhiệm vụ
- GV cho HS xem video và đặt câu hỏi:
Em hãy xem vieo sau và nêu cảm nhận của bản thân sau khi xem.
Link video: https://www.youtube.com/watch?v=ZHn1_ybI_3s
Thực hiện nhiệm vụ
HS thực hiện nhiệm vụ cá nhân, chú ý quan sát, lắng nghe và cảm nhận.
Báo cáo, thảo luận
1