Giáo viên nhóm dự án: Nguyễn Thị Thanh Nhạn
SĐT: 0915.503.881
TRƯỜNG THCS VĨNH PHÚ
Tổ: Khoa học xã hội
Họ tên giáo viên: Nguyễn Thị Thanh Nhạn
BÀI 6
VĂN BẢN 4 . MỘT SỐ CÂU TỤC NGỮ VIỆT NAM
(1 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt
- Những kiến thức cơ bản về tục ngữ:
+Về hình thức, tục ngữ thường ngắn gọn, cô đúc; phẩn lớn có vần điệu; nhịp
nhàng, cần đối; hoàn chỉnh về ngữ pháp.
+ Về nội dung, tục ngữ thường đúc kết kinh nghiệm về tự nhiên, về lao động
sản xuất, về ứng xử trong cuộc sống.
- Vai trò của tục ngữ trong văn học, đời sống và trong giao tiếp xã hội : mặc
dù có quy mô nhỏ, nhưng tục ngữ vẫn tồn tại với tư cách là một loại sáng tác
ngôn từ dân gian, vị trí ngang hàng
giữa tục ngữ với các loại sáng tác ngôn từ dân
gian khác như ca dao, vè,... Từ đó, các em có khả năng đọc hiểu những câu tục
ngữ lưu truyền trong đời sống, biết vận dụng tục ngữ trong một số tình huống
giao tiếp.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Hướng học sinh trở thành người đọc độc lập với các năng lực giải quyết vấn đề,
tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, trình bày, thuyết trình, tương tác, hợp tác,
v.v…
b. Năng lực riêng biệt:
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản một số câu tục ngữ Việt Nam
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản một số câu tục
ngữ Việt Nam
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý
nghĩa của văn bản.
- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của văn bản với các văn bản có
cùng chủ đề.
3. Phẩm chất:
- HS cảm nhận được tình yêu quê hương đất nước, lòng yêu mến tự hào về vẻ đẹp
của các vùng miền khác nhau mà tác giả dân gian thể hiện qua ngôn ngữ VB.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của GV
- Giáo án;