GIÁO ÁN DỰ THI GIÁO VIÊN GIỎI
Môn: Ngữ văn 9
Bài 18 - Tiết 92.
Văn bản
BÀN VỀ ĐỌC SÁCH
(Tiếp theo)
(Chu Quang Tiềm)
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Ý nghĩa, tầm quan trọng của của việc đọc sách và phương pháp đọc sách.
- Phương pháp đọc sách cho có hiệu quả
2. Kĩ năng:
- Biết cách đọc- hiểu một văn bản dịch.
- Nhận ra bố cục chặt chẽ, hệ thống luận điểm rõ ràng trong một văn bản nghị
luận.
- Rèn luyện thêm cách viết văn nghị luận.
3. Thái độ - kĩ năng sống:
- Nghiêm túc học tập, có phương pháp đọc sách tốt nhất cho bản thân
- Có ý thức kỉ luật với bản thân để rèn thói quen đọc sách.
4. Định hướng hình thành và phát triển năng lực:
a. Năng lực chung:
- Năng lực làm chủ và phát triển bản thân: tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, tự
quản lí, tư duy.
- Năng lực xã hội: giao tiếp, hợp tác...
- Năng lực công cụ: sử dụng ngôn ngữ.
b. Năng lực chuyên biệt: Cảm thụ tác phẩm nghị luận
B
. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Đọc các tư liệu về bài dạy và soạn giáo án…
- Phương tiện dạy học: Máy chiếu, phiếu học tập, video clip, tranh ảnh.
- Tài liệu: Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách thiết kế bài giảng, tài liệu tham
khảo.
- Phương pháp, hình thức tổ chức, kĩ thuật dạy học:
+ Phương pháp : Thảo luận nhóm, thuyết trình, đàm thoại, luyện tập ứng dụng.
+ Hình thức tổ chức: Dạy học trong lớp
+ Kĩ thuật: kỹ thuật mở bài, đặt câu hỏi và xử lý các câu hỏi trong đàm thoại,
trình bày giải thích khi thuyết trình, chia nhóm.
2. Học sinh:
- Sách giáo khoa, vở ghi, soạn bài theo hướng dẫn của giáo viên.
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Tổ chức lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Cho HS xem đoạn video và đặt câu hỏi: Đoạn video trên gửi tới chúng ta
thông điệp gì?
- HS trả lời.
- GV dẫn dắt vào bài mới:
Thông điệp mà đoạn phim gửi tới chúng ta chính là vai trò và ý nghĩa của việc
đọc sách. Điều này đã được nhà văn Chu Quang Tiềm bàn tới trong luận điểm thứ