BỘ ĐỀ THI ÔN THI VÀO 10 VĂN NĂM HỌC 2022.2023

Chuyennguvan xin gửi đến bạn đọc BỘ ĐỀ THI ÔN THI VÀO 10 VĂN NĂM HỌC 2022.2023. BỘ ĐỀ THI ÔN THI VÀO 10 VĂN NĂM HỌC 2022.2023 là tài liệu quan trọng, hữu ích cho việc dạy ÔN THI VÀO 10 VĂN NĂM HỌC 2022.2023. Đây là bộ tài liệu rất hay giúp đạt kết quả cao trong học tập. Hay tải ngay BỘ ĐỀ THI ÔN THI VÀO 10 VĂN NĂM HỌC 2022.2023. Chuyennguvan luôn đồng hành cùng bạn. Chúc bạn thành công!!!!.

Để tải trọn bộ chỉ với 50k hoặc 200K để sử dụng toàn bộ kho tài liệu, vui lòng liên hệ qua Zalo 0384105620 hoặc FB: Nhân Ái.

Spinning

Đang tải tài liệu...

Để tải trọn bộ chỉ với 50k hoặc 200K để sử dụng toàn bộ kho tài liệu, vui lòng liên hệ qua Zalo 0384105620 hoặc FB: Nhân Ái.

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

(I) Mỗi người đều có một ước mơ riêng cho mìnhCó những ước mơ nhỏ nhoi như của cô bé bán diêm trong truyện cổ An-đéc-xen: một mái nhà trong đêm đông giá buốt. Cũng có những ước mơ lớn lao làm thay đổi cả thế giới như của tỷ phú Bill Gates. Mơ ước khiến chúng ta trở nên năng động một cách sáng tạo./ Nhưng chỉ mơ thôi thì chưa đủ. Ước mơ chỉ trở thành hiện thực khi đi kèm với hành động và nỗ lực thực hiện ước mơ... Tất cả chúng ta đều phải hành động nhằm biến ước mơ của mình thành hiện thực.

(II) [...] Ngày bạn thôi mơ mộng là ngày cuộc đời bạn mất hết ý nghĩa. Những người biết ước mơ là những người đang sống cuộc sống của các thiên thần. Ngay cả khi giấc mơ của bạn không bao giờ trọn vẹn, bạn cũng sẽ không phải hối tiếc vì nó. Như Đôn Ki-hô-tê đã nói: “Việc mơ những giấc mơ diệu kỳ là điều tốt nhất một người có thể làm”.

       (III) Tôi vẫn tin vào những câu chuyện cổ tích - nơi mà lòng kiên nhẫn, ý chí bền bỉ sẽ được đền đáp. Hãy tự tin tiến bước trên con đường mơ ước của bạn.

(Trích Quà tặng cuộc sống , NXB TP.HCM, 2016, tr. 56-57)

 

Câu 1 (0,5 điểm): Trong đoạn trích trên, tác giả sử dụng phương thức biểu đạt chính nào? 

Câu 2 (0,5 điểm): Tác giả đã chứng minh những ước mơ riêng của mỗi người bằng dẫn chứng nào trong đoạn (I)? ( tìm đáp ãn có trong đoạn trích)

Câu 3 (1,0 điểm): Gọi tên và nêu dấu hiệu của phép liên kết trong các câu văn sau: Có những ước mơ nhỏ nhoi như của cô bé bán diêm trong truyện cổ An-đéc-xen: một mái nhà trong đêm đông giá buốt. Cũng có những ước mơ lớn lao làm thay đổi cả thế giới như của tỷ phú Bill Gates. 

Câu 4 (1,0 điểm): Em có đồng tình với ý kiến Tất cả chúng ta đều phải hành động nhằm biến ước mơ của mình thành hiện thực” không? Vì sao?

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm):

Từ nội dung văn bản phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 15 đến 20 dòng) trình bày suy nghĩ về vai trò của ước mơ trong cuộc sống.

Câu 2 (5,0 điểm): Cảm nhận của em về tình cảm gia đình, quê hương mà cha muốn nói với con trong đoạn thơ 1.( bài nói với con- Y Phương.

 

 

*********************************

ĐỀ SỐ 3

PHẦN I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm).  Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Hai biển hồ

     Người ta bảo ở bên Palextin có hai biển hồ. Biển hồ thứ nhất gọi là biển Chết. Đúng như tên gọi, không có sự sống nào bên trong cũng như xung quanh biển hồ này. Nước trong hồ không có một loài cá nào có thể sống nổi mà người uống phải cũng bị bệnh. Ai ai cũng đều không muốn sống gần đó. Biển hồ thứ hai là Galilê. Đây là biển hồ thu hút nhiều khách du lịch nhất. Nước ở biển hồ lúc nào cũng trong xanh mát rượi, con người có thể uống được mà cá cũng sống được. Nhà cửa được xây cất rất nhiều ở nơi đây. Vườn cây xung quanh tốt tươi nhờ nguồn nước này.

     Nhưng điều kì lạ là cả hai biển hồ này đều đón nhận nguồn nước từ sông Jordan. Nước sông Jordan chảy vào biển Chết. Biển Chết đón nhận và giữ lại riêng cho mình mà không chia sẻ nên nước trong biển Chết trở nên mặn chát. Biển hồ Galilê cũng đón nhận nguồn nước từ sông Jordan rồi từ đó tràn qua các hồ nhỏ và sông lạch, nhờ vậy nước trong biển hồ này luôn sạch và mang lại sự sống cho cây cối, muông thú và con người...

(Quà tặng cuộc sống - Nhà xuất bản Trẻ, 2007) 

Câu 1 (0,5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. 

Câu 2 (0,5 điểm). Theo tác giả, vì sao biển hồ thứ nhất gọi là biển Chết? 

Câu 3 (1,0 điểm). Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu: 

Biển Chết đón nhận và giữ lại riêng cho mình mà không chia sẻ nên nước trong biển Chết trở nên mặn chá

Câu 4 (1,0 điểm). Em rút ra được bài học gì từ văn bản trên? ( lưu ý: căn cứ vào số điểm để diễn đạt câu trả lời)

Câu 5 (1,0 điểm). Nêu nội dung của đoạn trích?

PHẦN II. LÀM VĂN (7,0 điểm) 

Câu 1 (2,0 điểm)

Từ đoạn trích trong phần Đọc - Hiểu viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của cho và nhận trong cuộc sống.

Câu 2 (5,0 điểm).Phân tích bài thơ “Sang thu” để làm rõ sự cảm nhận tinh tế của nhà thơ trước biến chuyển của đất trời lúc sang thu.

 

ĐỀ SỐ 4

 I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm). 

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Cùng một cơn mưa, người tiêu cực sẽ bực mình vì phải trùm áo mưa, người lạc quan thì nghĩ đến cây cối xanh tươi, không khí sẽ được trong lành. Và một khi chúng ta không thể thay đổi được hiện tượng xảy ra, tốt nhất là nhìn nó bằng ánh mắt tích cực. Cải thiện nó có thể sẽ thua cái ác trong một thời điểm nhưng chung cuộc sẽ chiến thắng. Cứ sau một sự cố, con người lại tìm nguyên nhân và khắc phục nó. Sau lũ lụt, phù sa sẽ làm màu mỡ hơn cho cánh đồng, sâu bọ sẽ bị quét sạch ra biển, dư lượng hóa chất trong đất đai sẽ bị rửa sạch. Lỗi lầm của người khác, thay vì giữ trong lòng và tức giận, thôi bỏ qua, mình sẽ thấy thoải mái hơn rất nhiều. Nói một cách khác, nếu bạn sống được 100 năm, xem như là một bộ phim có 100 tập, thì hãy tạo ra ít nhất 2/3 tập có tiếng cười thay vì tập nào cũng rơi vào bi kịch chán chường, đau khổ, chia li, mất mát.

      (...) Người tích cực và lạc quan sẽ có gương mặt sáng bừng, nụ cười thường trực trên môi, sống và cháy hết mình, học tập và làm việc hết mình dù ngày mai trời có sập.

          (Theo Tony Buổi sáng, Cà phê cùng Tony, Tư duy tích cực, NXB Trẻ, 2016)

Câu 1: (0,5 điểm) Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào? 

Câu 2: (0,5 điểm) Tìm và chỉ ra một  phép liên kết trong những câu sau: Cùng một cơn mưa, người tiêu cực sẽ bực mình vì phải trùm áo mưa, người lạc quan thì nghĩ đến cây cối xanh tươi, không khí sẽ được trong lành. Và một khi chúng ta không thể thay đổi được hiện tượng xảy ra, tốt nhất là nhìn nó bằng ánh mắt tích cực.

Câu 3: (1,0 điểm) Nêu nội dung chính của đoạn trích trên ? 

Câu 4: (1,0 điểm)  Em  rút ra bài học gì từ đoạn trích trên? (Trình bày bằng một đoạn văn từ 3 -5 dòng)

II. TẬP LÀM VĂN (7 điểm)

Câu 1: (2,0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích ở phần đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 15 đến 20 dòng) trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của tinh thần lạc quan trong cuộc sống.

Câu 2 (5.0 điểm)  Trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp của thiên nhiên và con người lao động trong đoạn thơ (khổ 3,4,5)

ĐỀ SỐ 5 

I.ĐỌC HIỂUĐọc câu chuyện sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: 

“ Câu chuyện đặc biệt xảy ra trong ký túc xá của Đại học FPT, thuộc khu công nghệ cao Hòa Lạc, huyện Thạch Thất, Hà Nội. Ngày hôm nay (23/3), khu ký túc xá này chính thức trở thành nơi cách ly tập trung cho những người từ vùng dịch về hoặc người có yếu tố dịch tễ liên quan đến dịch bệnh COVID-19.

Trước đó, sinh viên của trường đã đến dọn dẹp, quét phòng sạch sẽ để kí túc xá sẵn sàng đón người cần cách ly. Đáng chú ý là bức thư mà một cậu sinh viên viết cho những người sẽ dùng phòng trong thời gian tới:

"B5.10 xin chào các cô chú ạ.

Cháu xin chào các bác, các cô chú, anh chị. Cháu biết mọi người có thể đã trải qua chuyến bay khá dài và mệt mỏi rồi đúng không ạ ? Lời đầu tiên cháu chúc mọi người có một sức khỏe thật tốt và có khoảng thời gian vui vẻ trong Hola campus đẹp đẽ này của chúng cháu nhé (Đừng nghi là cách ly ạ vì ở đây thích lắm!).

Cháu cũng không có gì nhiều, còn lại một chút sữa và đồ ăn, cô chú đừng chê nhé. Cô chú nhớ để ý nhà vệ sinh (bồn cầu) ấy ạ vì nếu xả mạnh tay quá nước sẽ chảy nhanh và bị kẹt. Wifi phòng cháu còn thoải mái nhé, tên wifi là C4.10L; mật khẩu là 18081974. Dùng năm đến sáu người không lo lắng ạ.

Chúng cháu có kê lại giường, mọi người đừng chỉnh lại nhé vì nhà dột đó ạ. Có thể lúc các cô chú vào, phòng không được sạch sẽ và thơm như ở nhà. Cháu xin lỗi nhé vì từ Tết, năm thằng chúng cháu về quê.

Chúc mọi người sức khỏe. Nếu có gì cần hỏi về wifi thì mail cho cháu ạ.Các chú ơi đừng niêm phong thùng mì này nhé, các chú bộ đội".

Lá thư được gửi kèm một thùng các - tông đựng sữa đậu nành, mì tôm ít giấy ăn. Trước khi rời đi, chàng trai tốt bụng đã cẩn thận hướng dẫn và dặn dò những người đến cách ly rất tỉ mỉ. Hành động của cậu khiến những người chứng kiến thích thú và xúc động”.

                                                         (Theo báo Gia đình và Xã hội). 

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính nào được sử dụng trong câu chuyện trên ?

Câu 2. Thông điệp mà tác giả muốn gửi đến người đọc trong câu chuyện trên là gì ? 

Câu 3. Em có đồng tình với ý kiến “Hành động của cậu lại khiến những người chứng kiến thích thú và xúc động” không ? Vì sao ?

II. LÀM VĂN

Câu 1 (2 điểm): Từ nội dung câu chuyện trên, em hãy viết đoạn văn nghị luận ( 15-20 dòng) về sự đồng cảm sẻ và chia trong cuộc sống. 

Câu 2 (5.0 điểm): Cảm nhận của em về mùa xuân của thiên nhiên , mùa xuân của đất nước và cảm xúc của nhà thơ qua đoạn thơ (khổ 1,2,3- mùa xuân nho nhỏ)

 

ĐỀ SỐ 7

PHẦN I. ĐOC HIỂU

Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi:

Một giáo sư giảng về cách quản lí thời gian. Đầu tiên, ông lấy một cái bình to và bắt đầu cho vào đó những quả bóng đánh gôn (golf). Ông cất lời hỏi sinh viên: “Bình đã đầy chưa?”.

– Rồi ạ! – Các sinh viên đồng loạt trả lời.

Giáo sư lại lấy ra một hộp đựng đầy bi đổ vào bình lắc lên cho bi rơi lấp đầy những khoảng trống. Giáo sư hỏi lần nữa: “Bình đã đầy chưa?”.

– Có lẽ đầy rồi ạ! – Các sinh viên ngập ngừng.

Lần này, vị giáo sư lấy ra một xô cát, đổ vào bình, tất nhiên cát lại lấp đầy những khe hở. Ông hỏi lại các sinh viên: “Lần này bình đã đầy chưa?”.

– Thưa, đầy rồi ạ! Các sinh viên nhất loạt đồng thanh.

– Hãy xem này – Vị giáo sư nói và lấy ra hai lon bia đổ vào bình, bia tràn qua những hạt cát và thấm vào đó.

Giáo sư nói: “Bây giờ tôi muốn các bạn tưởng tượng cái bình này như cuộc đời của mình!”.

(Theo Quà tặng cuộc sống)

Câu 1 (0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong ngữ liệu trên? Tự sự.

Câu 2 (0,5 điểm): Xét theo phương châm hội thoại,  câu trả lời thứ nhất của các sinh viên : “Rồi ạ!” đã 

vi phạm phương châm hội thoại nào?