BỘ 15 ĐỀ THI THỬ VĂN 9 VÀO LỚP 10 - PHÙ CÁT.docx

Chuyennguvan xin gửi đến các bạn bộ tài liệu BỘ 15 ĐỀ THI THỬ VĂN VÀO LỚP 10 - PHÙ CÁT. Hy vọng đây là nguồn tài liệu hữu ích để quý thầy cô và các em học sinh đạt thành tích tốt trong dạy và học, đặc biệt là trong kỳ thi vào lớp 10. Tham khảo thêm nhiều tài liệu thi vào lớp 10 tại THƯ VIỆN THI VÀO 10 VĂN. Chuyennguvan luôn đồng hành cùng bạn, chúc các bạn thành công!

Để tải trọn bộ chỉ với 50k hoặc 200K để sử dụng toàn bộ kho tài liệu, vui lòng liên hệ qua Zalo 0363041563 hoặc FB: Quoc Cuong.



Để tải trọn bộ chỉ với 50k hoặc 200K để sử dụng toàn bộ kho tài liệu, vui lòng liên hệ qua Zalo 0363041563 hoặc FB: Quoc Cuong.

ĐỀ THI THỬ SỐ 1                                                   

Môn thi : Ngữ văn

Ngày thi : ………………..

Thời gian làm bài : 120 phút

Câu 1 (4 điểm) Đọc hai câu thơ sau :

"Biển cho ta cá như lòng mẹ

Nuôi lớn đời ta tự buổi nào"

  1. Hai câu thơ trên trích trong tác phẩm nào? Của ai?
  2. Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ trên.
  3. Từ hai câu thơ trên, em hãy viết một  bài văn nghị luận ngắn với nội dung: "Biển như lòng mẹ".

Câu 2 (6,0 điểm)

Cảm nhận của em về tình cảm của nhân vật ông Sáu dành cho con trong trích đoạn "Chiếc lược ngà" của nhà văn Nguyễn Quang Sáng.

 

 

 

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI THỬ 

KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT

Năm học : 2018- 2019

Câu 1: ( 4 điểm )

  1. Hai câu thơ trên trích trong bài thơ “ Đoàn thuyền đánh cá” của nhà thơ Huy Cận ( 1 điểm).
  2. Biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ là biện pháp so sánh ( 0,25 điểm).

Tác dụng : trong con mắt và tình cảm của những người dân chài: “biển như lòng mẹ”, biển cả đối với ngư dân trở nên thật ấm áp, như người mẹ hiền chở che, nuôi nấng họ lớn lên, bao bọc họ với một tình cảm trìu mến, thân thương. Mẹ biển là nguồn sống của họ, gắn bó sống còn, cho họ tất cả những gì của đời sống như người mẹ “nuôi lớn đời ta tự buổi nào”. ( 0,75 điểm)

     3. Bài viết cần đạt được các ý sau:

- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Biển đối với đời sống con người có một vai trò hết sức quan trọng và to lớn. Trong tâm thức người Việt, biển là đất nước, là cuộc sống (0,25 điểm)

- Bàn luận: (0,5 điểm)

Biển cả đối với con người thật ấm áp, như người mẹ hiền chở che, nuôi nấng con người lớn lên, bao bọc con người với một tình cảm trìu mến, thân thương.

Biển đem lại cho chúng ta nhiều nguồn tài nguyên, khoáng sản: Dầu khí, than, sắt, cát thủy tinh ...Cung cấp nguồn thủy hải sản với trữ lượng lớn: Tôm, cá, cua, ...Biển tạo nên nhiều khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng đem lại nguồn lợi từ du lịch. Biển còn có vị trí đặc biệt quan trọng về quân sự.

 - Phê phán: Những hành động của con người làm hại, ảnh hưởng đến môi trường biển như : xả rác bừa bãi, các nhà máy, xí nghiệp thải nhiều chất độc hại; con người khai thác tài nguyên biển quá mức; ... (0,25 điểm)

- Bài học nhận thức và hành động: (1 điểm)

Biển cung cấp nguồn tài nguyên đảm bảo sự tồn tại và phát triển của nhân loại nhưng biển cũng cần sự bảo vệ của con người.

Chúng ta cần nâng cao nhận thức về vị trí, tầm quan trọng của biển, hải đảo; cũng như tôn vinh những giá trị của nó với sự sống cộng đồng.

Nâng cao trách nhiệm trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững tài nguyên, môi trường biển, hải đảo.

Đặc biệt, trong thời điểm hiện tại cần xây dựng ý thức vươn ra biển, làm giàu từ biển trong cộng đồng người Việt Nam, từng bước khẳng định vị thế Việt Nam là một quốc gia mạnh về biển trong khu vực. Và song song với đó là xây dựng lực lượng quân sự hùng hậu đủ sức bảo vệ chủ quyền biển đảo.

 

Câu 2 (6.0 điểm)

a. Yêu cầu về kĩ năng:

- Nắm vững kiểu bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).

- Biết vận dụng, phối hợp nhiều thao tác nghị luận: Giải thích, chứng minh, bình luận 

- Văn trôi chảy, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục. Không mắc lỗi diễn đạt, không sai lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp, trình bày bài rõ ràng

b. Về nội dung, kiến thức cần làm rõ:  Tình cảm sâu nặng của người cha đối với con, được thể hiện trong tác phẩm "Chiếc lược ngà".

- Giới thiệu tác giả Nguyễn Quang Sáng, tác phẩm Chiếc lược ngà với nội dung : Đây là một truyện cảm động về tình cha con của những gia đình Việt Nam trong chiến tranh. ( 0,5 điểm )

- Trước khi anh Sáu về thăm nhà: Khao khát, nôn nóng muốn gặp con nên anh đau đớn khi thấy con sợ hãi bỏ chạy: "Mặt anh sầm lại, trông thật đáng thương và hai tay buông xuống như bị gãy" (0,5 điểm)

- Những ngày phép: Suốt ba ngày ở nhà: "Anh chẳng đi đâu xa, lúc nào cũng vỗ về con" và khao khát "mong được nghe một tiếng ba của con bé", nhưng con bé chẳng bao giờ chịu gọi". Anh buồn bã, đau đớn nhưng cũng chỉ biết lắc đầu, im lặng.(0,5 điểm)

- Lúc chuẩn bị lên đường: Phải đến tận lúc ra đi anh mới hạnh phúc vì được sống trong tình yêu thương mãnh liệt của đứa con gái dành cho mình (1.0 điểm)

- Khi anh Sáu ở trong rừng tại khu căn cứ (2.0 điểm)

Sau khi chia tay với gia đình, anh Sáu luôn day dứt, ân hận về việc anh đã đánh con khi nóng giận. Nhớ lời dặn của con: "Ba về! ba mua cho con một cây lược nghe ba!" đã thúc đẩy anh nghĩ tới việc làm một chiếc lược ngà cho con.

Anh đã vô cùng vui mừng, sung sướng, hớn hở như một đứa trẻ được quà khi kiếm được một chiếc ngà voi. Rồi anh dành hết tâm trí, công sức vào làm cây lược "anh cưa từng chiếc răng lược, thận trọng, tỉ mỉ và cố công như người thợ bạc", "trên sống lưng lược có khắc một hàng chữ nhỏ mà anh đã gò lưng, tẩn mẩn khắc từng nét: "Yêu nhớ tặng Thu con của ba"". Chiếc lược trở thành vật thiêng liêng đối với ông Sáu, nó làm dịu đi nỗi ân hận, nó chứa đựng bao tình cảm yêu mến, nhớ thương, mong ngóng của người cha với đứa con xa cách. Cây lược ngà chính là sự kết tinh của tình phụ tử thiêng liêng.

 Khi bị viên đạn của máy bay Mỹ bắn vào ngực, lúc không còn đủ sức trăn trối điều gì, anh đã "đưa tay vào túi, móc cây lược" đưa cho bác Ba, nhìn bác Ba hồi lâu.

=> Cây lược ngà trở thành kỷ vật minh chứng cho tình yêu con thắm thiết, sâu nặng của anh Sáu, của người chiến sỹ Cách mạng với đứa con gái bé nhỏ trong hoàn cảnh chiến tranh đầy éo le, đau thương, mất mát. Anh Sáu hy sinh, nhưng tình cha con trong anh không bao giờ mất (1.0 điểm)

          -Qua nhân vật ông Sáu, người đọc không chỉ cảm nhận tình yêu con tha thiết sâu nặng của ngườicha chiến sĩ mà còn thấm thía bao đau thương mất mát đối với những em bé, những gia đình Việt nam trong chiến tranh. Tình yêu thương con của ông Sáu còn như một lời khẳng định: Bom đạn của kẻ thù chỉ có thể hủy diệt được sự sống của con người, còn tình cảm của con người – tình phụ tử thiêng liêng thì không bom đạn nào có thể giết chết được.( 0,5 điểm)