CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ
1. So sánh:
Là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác để tìm ra sự giống nhau và
khác nhau giữa chúng.
* Tác dụng của so sánh: So sánh nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
– So sánh tạo ra những hình ảnh cụ thể sinh động..
- So sánh giúp cho câu văn hàm súc gợi trí tưởng tượng ,bay bổng.
VD: VB bài học đường đời đầu tiên
+ Những ngọn cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua.
+ Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như 2 lưỡi liềm máy làm
việc.
+ Cái chàng Dế Choắt, người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện.
+ Đã thanh niên rồi mà cánh chỉ ngắn củn đến giữa lưng, hở cả mạng sườn như người
cởi trần mặc áo gi-lê.
+ Chú mày hôi như cú mèo thế này, ta nào chịu được.
+ Đến khi định thần lại, chị mới trợn tròn mắt, giương cánh lên, như sắp đánh nhau.
+ Mỏ Cốc như cái dùi sắt, chọc xuyên cả đất.
+ Như đã hả cơn tức, chị Cốc đứng rỉa lông cánh một lát nữa rồi lại bay là xuống đầm
nước, không chút để ý cănh đau khổ vừa gây ra
VB Nếu cậu muốn có một người bạn:
- Còn bước chân của bạn sẽ khiến mình ra khỏi hang, như là tiếng nhạc.
* Các kiểu so sánh:
– So sánh ngang bằng (còn gọi là so sánh tương đồng): thường được thể hiện bởi các từ
như là, như, y như, tựa như, giống như hoặc cặp đại từ bao nhiêu…bấy nhiêu.
VD . Ba mẹ là quê hương
Cô giáo như mẹ hiền.
– So sánh hơn – kém (còn gọi là so sánh tương phản): thường sử dụng các từ như hơn,
hơn là, kém, kém gì…
VD. Con mèo vằn vào tranh to hơn cả con hổ
2. Nhân hóa:
Là cách gọi tả con vật cây cối đồ vật … bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi
hoặc tả con người.
* Tác dụng: Nhân hóa khiến sự vật trở nên sống động, gần với đời sống con người.
Cách diễn đạt nhân hóa đem lại cho lời thơ, văn có tính biểu cảm cao.
Phân loại: Nhân hoá được chia thành các kiểu sau đây:
-
Gọi sự vật bằng những từ vốn gọi người
VD: chị Cốc, anh Gọng Vó, mấy chị Cào Cào ngụ ở đầu bờVD : Ông trời nổi lửa đằng
đông Bà sân vấn chiếc khăn hồng đẹp thay
1