Để tải trọn bộ chỉ với 50k hoặc 200K để sử dụng toàn bộ kho tài liệu, vui lòng liên hệ qua Zalo 0384105620 hoặc FB: Nhân Ái.
PHẦN 1 : KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ CÁC TÁC PHẨM VĂN HỌC LỚP 12
– HỌC KỲ 1 –
KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM
TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 ĐẾN HẾT THẾ KỈ XX
I. KHÁI QUÁT VHVN TỪ CMTT NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1975:
1. Vài nét về hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hoá:
- CMT8 thành công đã mở kỉ nguyên độc lập: tạo nên nền VH vận động và phát triển dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, hình thành quan niệm nhà văn kiểu mới: nhà văn – chiến sĩ.
- Hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ kéo dài đã tác động sâu sắc đến đời sống vật chất và tinh thần toàn dân tộc, trong đó có văn học nghệ thuật, tạo nên ở văn học giai đoạn này có những đặc điểm và tính chất riêng của một nền văn học hình thành và phát triển trong hoàn cảnh chiến tranh lâu dài và vô cùng ác liệt.
- Nền kinh tế nghèo nàn và chậm phát triển. Về giao lưu văn hoá, từ 1945 – 1975, nước ta chủ yếu tiếp xúc và chịu ảnh hưởng của văn hoá các nước xã hội chủ nghĩa (Liên Xô, Trung Quốc).
2. Quá trình phát triển và những thành tựu chủ yếu của văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1975:
a. Chặng đường từ 1945 đến 1954:
* Nội dung chính: Phản ánh cuộc kháng chiến chống Pháp, gắn bó sâu sắc với đời sống và cách mạng. Khám phá sức mạnh và những phẩm chất tốt đẹp của quần chúng nhân dân. Niềm tự hào dân tộc và niềm tin vào tương lai chiến thắng.
b. Chặng đường từ 1955 đến 1964:
* Nội dung chính: Ca ngợi hình ảnh con người lao động. Ca ngợi những thay đổi của đất nước và con người trong xây dựng chủ nghĩa xã hội, thể hiện tình cảm sâu nặng với miền Nam trong nỗi đau chia cắt.
c. Chặng đường từ 1965 đến 1975:
* Nội dung chính: Toàn bộ nền VH được huy động vào cuộc chiến đấu, tập trung khai thác đề tài kháng chiến chống Mĩ. Chủ đề bao trùm là ca ngợi tinh thần yêu nước và chủ nghĩa anh hùng CM.
3. Những thành tựu và hạn chế của văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1975:
a.Thành tựu:
-Văn học Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975 thực hiện xuất sắc nhiệm vụ lịch sử tuyên truyền, cổ vũ tinh thần chiến đấu, hi sinh của nhân dân.
-Văn học Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975 đã tiếp nối và phát huy những truyền thống tư tưởng lớn của văn học dân tộc, bao gồm truyền thống yêu nước và truyền thống nhân đạo.
-Văn học Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975 phát triển cân đối, toàn diện về mặt thể loại. Trong đó thơ trữ tình và truyện ngắn đạt nhiều thành tựu hơn; kí cũng có một số tác phẩm có chất lượng.
b. Hạn chế:
- VHVN 1945 -1975 còn nhiều tác phẩm miêu tả cuộc sống, con người một cách đơn giản, phiến diện; cá tính, phong cách nhà văn được phát huy mạnh mẽ; yêu cầu về phẩm chất nghệ thuật của tác phẩm nhiều khi bị hạ thấp; phê bình văn học ít chú ý đến những khám phá về nghệ thuật.
4. Những những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975:
a. Nền văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hoá, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước.
- Văn học phục vụ kháng chiến, phản ánh từng chặng đường lịch sử. Nền VH mới theo mô hình “Văn hoá nghệ thuật cũng là một mặt trận” cùng với kiểu nhà văn mới : nhà văn – chiến sĩ.
- Hiện thực cách mạng và nội dung yêu nước, yêu CNXH là đặc điểm nổi bật của văn học giai đoạn 1945-1975. VH tập trung vào đề tài : Tổ quốc & Chủ nghĩa xã hội.
à Văn học như một tấm gương phản chiếu những vấn đề lớn lao, trọng đại nhất của đất nước và cách mạng.
b. Nền văn học hướng về đại chúng:
- Đại chúng vừa là đối tượng phản ánh, đối tượng phục vụ vừa là nguồn cung cấp, bổ sung lực lượng sáng tác cho văn học. Cách mạng làm thay đổi hẳn cách nhìn của người nghệ sỹ đối với nhân dân, đồng thời hình thành ở họ một quan niệm mới về đất nước: Đất nước của nhân dân, và người anh hùng xuất thân từ quần chúng nhân dân.
- Nội dung: VH quan tâm đến đời sống của nhân dân lao động, nói lên nỗi bất hạnh của những người lao động nghèo khổ bị áp bức, bóc lột trong XH cũ cũng như niềm vui, niềm tự hào của họ về cuộc đời mới.
- Hình thức: Phần lớn là những tác phẩm ngắn gọn, nội dung dễ hiểu, chủ đề rõ ràng, thường tìm đến hình thức nghệ thuât quen thuộc với văn hoá và văn học truyền thống, ngôn ngữ bình dị, trong sáng, dễ hiểu.
c. Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.
- VHVN giai đoạn 1945 – 1975 chủ yếu phản ánh đời sống của cả dân tộc trong một thời kì đầy hào hùng. Do vậy, khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn là đặc điểm nổi bật của văn học VN giai đoạn 1945- 1975.
- Khuynh hướng sử thi là những bài ca ca ngợi phẩm chất anh hùng của cộng đồng, dân tộc thông qua những đại diện ưu tú nhất, tiêu biểu nhất. Khuynh hướng sử thi trong văn học từ 1945- 1975 chủ yếu được thể hiện ở những phương diện sau: Văn học đề cập đến số phận chung của cộng đồng, của dân tộc; phản ánh những vấn đề cơ bản nhất, có ý nghĩa sống còn của đất nước. Nhân vật chính thường là những con người đại diện cho tinh hoa và khí phách, phẩm chất và ý chí của dân tộc, tiêu biểu cho lý tưởng của cả dân tộc, cộng đồng hơn là lợi ích, khát vọng cá nhân. Con người chủ yếu được khám phá ở bổn phận, trách nhiệm, nghĩa vụ công dân, ở lẽ sống lớn và tình cảm lớn. Lời văn thường mang giọng điệu ngợi ca, trang trọng và đẹp một cách tráng lệ hào hùng.
- Cảm hứng lãng mạn là cảm hứng khẳng định cái tôi đầy tình cảm, cảm xúc và hướng tới lí tưởng. Cảm hứng lãng mạn trong văn học từ 1945- 1975 chủ yếu được thể hiện trong những phương diện sau: Văn học khẳng định lý tưởng của cuộc sống mới và vẻ đẹp của con người mới. Ca ngợi chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng, thể hiện niềm tin tưởng vào tương lai tươi sáng của dân tộc, của đất nước.
II. VÀI NÉT KHÁI QUÁT VHVN TỪ NĂM 1975 ĐẾN HẾT TK XX:
1. Hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hoá:
- Kháng chiến chống Mĩ kết thúc thắng lợi, lịch sử dân tộc ta mở ra một thời kì mới - độc lập, tự do và thống nhất đất nước. Tuy nhiên, do hậu quả của chiến tranh, đất nước ta gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là về kinh tế. Từ 1975 đến 1985: đất nước ta lại gặp những khó khăn và thử thách mới.
- Từ 1986: Đảng đề xướng và lãnh đạo công cuộc đổi mới toàn diện.
à Sự nghiệp đổi mới thúc đẩy nền văn học cũng đổi mới để phù hợp với nguyện vọng của nhà văn và người đọc cũng như quy luật phát triển khách quan của văn học.
2- Những chuyển biến và một số thành quả bước đầu của văn học Việt Nam từ 1975 đến hết TK XX:
- Giai đoạn đầu (1975-1985) là chặng đường văn học chuyển tiếp, trăn trở tìm kiếm con đường đổi mới .
-Từ năm 1986 trở đi là chặng đường văn học đổi mới mạnh mẽ, sâu sắc và khá toàn diện ở các thể loại.
3. Những nét đổi mới của VHVN từ 1975 đến hết THẾ KỶ XX.
a. Đổi mới về nội dung:
- Trước 1975 VH thiên về ngợi ca, cổ vũ, hướng tới con người đại chúng, đại diện tiêu biểu cho công đồng dân tộc.
- Sau 1975 VH vận động theo hướng dân chủ hóa, mang tính nhân bản và nhân văn, hướng tới con người cá thể. Nhân vật VH là nhưng con người đời thường được nhìn nhận ở tính nhân loại và phương diện tự nhiên, ở nhu cầu manhg tính bản năng, phương diện tâm linh. Các tác phẩm “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”, “Chiếc thuyền ngoài xa”, “Một người Hà Nội”,.. đã đem đến cho người đọc cái nhìn mới về đời sống con người đương thời.
b. Đổi mới về nghệ thuật:
- Trước 1975 VH thiên về khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.
- Sau 1975 VH thiên về cảm hứng thế sự, quan tâm đến con người cá thể. Vì thế bút pháp mạnh mẽ hướng nội, khai thác không gian đời tư, thời gian tâm lí. Cá tính sáng tạo của nhà văn được phát huy, hình thành những giọng điệu văn chương mới lạ, nhưng lối miêu tả, trần thuật mang tính khám phá. “Đàn ghita của Lorca, Ai đã đặt tên cho dòng sông?, đã đem đến những cảm nhận mới mẽ.
4. Những đặc điểm cơ bản của Văn học Việt Nam từ sau 1975 đến hết thế kỉ XX :
- Nền văn học giai đoạn này vận động theo hướng dân chủ hóa, mang tính nhân bản và nhân văn sâu sắc. Văn học phát triển đa dạng hơn về đề tài, chủ đề; phong phú hơn và mới mẻ hơn thủ pháp nghệ thuật; cá tính sáng tạo của nhà văn được phát huy…
- Nền văn học giai đoạn này đã khám phá con người trong những mối quan hệ đa dạng và phức tạp, thể hiện con người ở nhiều phương diện của đời sống, kể cả đời sống tâm linh. Cái mới của văn học giai đoạn này là tính chất hướng nội, đi vào hành trình tìm kiếm bên trong, quan tâm nhiều hơn tới số phận cá nhân trong những hoàn cảnh phức tạp, đời thường.
- Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu của quá trình đổi mới, những mặt tích cực và những tìm tòi đúng hướng, cũng nảy sinh những khuynh hướng tiêu cực, những biểu hiện quá đà, thiếu lành mạnh…Văn học có xu hướng nói nhiều tới mặt trái của xã hội, ít nhiều có khuynh hướng bạo lực…
III. KẾT LUẬN:
Ghi nhớ (SGK –T17,18).
--------------------------------------------------------------
&
Văn bản: TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP
(HỒ CHÍ MINH)
KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ TÁC GIẢ:
I. Vài nét về tiểu sử HỒ CHÍ MINH:
- Sinh ngày 19/05/1890 trong một gia đình nhà nho yêu nước. Quê tỉnh Nghệ An. Cha là cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, Mẹ là cụ bà Hoàng Thị Loan. Thời trẻ người học chữ Hán ở nhà và học tại trường Quốc học Huế. Có thời gian dạy học ở trường Dục Thanh (Phan Thiết)
- Năm 1911: Người ra nước ngoài tìm đường cứu nước. 1923 - 1941: Chủ yếu hoạt động ở Liên Xô, Trung Quốc và Thái Lan, tham gia thành lập nhiều tổ chức cách mạng: Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội (1925). Chủ trì hội nghị thống nhất các tổ chức cộng sản trong nước tại Hương Cảng.
- Năm 1941: Về nước thành lập Đảng cộng sản Việt Nam. Ngày 13 – 8 – 1942, Người lên đường sang TQ để tranh thủ sự viện trợ của quốc tế. Người bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giữ và giam cầm trong 14 tháng. Sau khi ra tù, Người về nước, tiếp tục lãnh đạo CM, tiến tới giành thắng lợi trong cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.
- Ngày 2 – 9 – 1945: Người thay mặt chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đọc bản Tuyên ngôn độc lập. Sau cuộc tổng tuyển cử đầu tiên năm 1946: Người được bầu làm chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Từ đấy, Người luôn đảm nhận những chức vụ cao nhất của Đảng và Nhà nước, lãnh đạo toàn dân kháng chiến chống Pháp và Mĩ.
- Năm 1990: kỉ niệm 100 năm ngày sinh của chủ tịch Hồ Chí Minh, Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa Liên hiệp quốc (UNESCO) suy tôn là “Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, nhà văn hóa lớn”
à Sự nghiệp chính là sự nghiệp cách mạng, nhưng người cũng để lại một sự nghiệp văn học to lớn.
II. Sự nghiệp văn học:
1. Quan điểm sáng tác:
a/ HCM coi văn nghệ là vũ khí chiến đấu lợi hại phụng sự cho sự nghiệp cách mạng.
HCM xem văn nghệ là một hoạt động tinh thần phong phú và phục vụ có hiệu quả cho sự nghiệp cách mạng ; nhà văn là chiến sĩ trên mặt trận văn hoá tư tưởng, góp phần đấu tranh cho sự phát triển xã hội. Quan điểm này thể hiện rõ trong hai câu thơ: “Nay ở trong thơ nên có thép. – Nhà thơ cũng phải biết xung phong” (Cảm tưởng đọc “Thiên gia Thi”). Về sau, trong Thư gửi các hoạ sĩ nhân dịp triển lãm hội hoạ 1951, Người lại khẳng định: “Văn hoá nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy”.
b/ HCM luôn coi trọng tính chân thực và tính dân tộc của văn chương.
Tính chân thực được coi là thước đo giá trị văn chương nghệ thuật. Người yêu cầu văn nghệ sĩ phải “miêu tả cho hay, cho chân thật, cho hùng hồn” những đề tài hiện thực phong phú của cách mạng. Người nhắc nhở giới nghệ sĩ “nên chú ý phát huy cốt cách dân tộc” và đề cao sự sáng tạo, “chớ gò bó họ vào khuôn, làm mất vẻ sáng tạo”.
c/ Khi cầm bút, HCM luôn xuất phát từ mục đích, đối tượng tiếp nhận để quyết định nội dung và hình thức của tác phẩm.
Người luôn đặt câu hỏi: “Viết cho ai?” (đối tượng), “Viết để làm gì?” (mục đích), sau đó mới quyết định “Viết cái gì?” (nội dung) và “Viết như thế nào?” (hình thức). Người vận dụng phương châm này tùy trường hợp cụ thể. Vì thế, tác phẩm của Người luôn có tư tưởng sâu sắc, nội dung thiết thực và hình thức nghệ thuật sinh động, đa dạng.
2. Di sản văn học:
HCM đã để lại một sự nghiệp văn chương lớn lao về tầm vóc, đa dạng về thể loại và đặc sắc về phong cách, chủ yếu thể hiện ở ba lĩnh vực:
a. Văn chính luận: Có khối lượng lớn và mẫu mực. Văn phong hùng hồn, lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng chứng đầy thuyết phục. Viết ra với mục đích đấu tranh chính trị, tiến công trực diện kẻ thù, thức tỉnh và giác ngộ quần chúng, thể hiện nhiệm vụ cách mạng của dân tộc qua các chặng đường lịch sử. Lên án những chính sách tàn bạo và tội ác của thực dân Pháp đối với những nước thuộc địa, kêu gọi những người nô lệ bị áp bức liên hiệp lại, đoàn kết đấu tranh.
- Một số tác phẩm tiêu biểu: “Bản án chế độ thực dân Pháp”, “Tuyên ngôn Độc lập”, “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”…
b. Truyện và kí: Được sáng tác chủ yếu từ khoảng năm 1922 đến 1925, các tác phẩm của Người đều ngắn gọn, súc tích, giàu tính hiện đại, thể hiện tính chiến đấu mạnh mẽ và nghệ thuật trào phúng vừa sắc bén, thâm thuý của phương Đông, vừa hài hước hóm hỉnh của phương Tây. Viết ra với mục đích tố cáo tội ác dã man, bản chất tàn bạo, xảo trá của bọn thực dân và phong kiến tay sai đối với nhân dân lao động các nước thuộc địa. Đồng thời đề cao những tấm gương yêu nước và cách mạng. Một số tác phẩm tiêu biểu: “Vi hành”, “Những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu”, “Lời than vãn của bà Trưng Trắc”, “Nhật kí chìm tàu”…
c. Thơ ca: Đây là lĩnh vực nổi bật trong sự nghiệp văn học của Hồ Chí Minh. Với sự kết hợp hài hòa giữa bút pháp cổ điển và bút pháp hiện đại, hình tượng thơ luôn vận động, hướng về sự sống, ánh sáng và tương lai, thơ của người thể hiện một tâm hồn nghệ sĩ tinh tế, tài hoa, một tấm gương nghị lực phi thường và nhân cách cao đẹp của một chiến sĩ cách mạng vĩ đại. Thơ của Người được in trong các tập: “Nhật kí trong tù”, “Thơ Hồ Chí Minh”, “Thơ chữ Hán Hồ Chí Minh”.
3. Phong cách nghệ thuật:
Phong cách nghệ thuật của HCM phong phú, đa dạng, độc đáo, hấp dẫn, kết hợp nhuần nhuyễn giữa chính trị và văn học, tư tưởng và nghệ thuật, truyền thống và hiện đại :
a. Văn chính luận: Ngắn gọn súc tích, lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng chứng đầy thuyết phục, giàu tính luận chiến và đa dạng về bút pháp.
b. Truyện – kí: Hiện đại, thể hiện tính chiến đấu mạnh mẽ và nghệ thuật trào phúng sắc bén. Đó là tiếng cười nhẹ nhàng mà thâm thúy, thể hiện chất trí tuệ sắc sảo.
c. Thơ ca: Phong cách hết sức đa dạng, đạt chuẩn mực cao về nghệ thuật. Những bài thơ nhằm mục đích tuyên truyền cách mạng lời lẽ thường mộc mạc, giản dị, mang màu sắc dân gian hiện đại, dễ thuộc, dễ nhớ. Thơ nghệ thuật của Người có sự kết hợp hài hoà giữa bút pháp cổ điển và hiện đại, được viết theo lối cổ thi hàm súc uyên thâm.