ĐỀ & HƯỚNG DẪN LÀM ĐỀ NGHỊ LUẬN XÃ HỘI.docx

Không thẻ bỏ qua các nhóm để nhận nhiều tài liệu hay 1. Ngữ văn THPT 2. Giáo viên tiếng anh THCS 3. Giáo viên lịch sử 4. Giáo viên hóa học 5. Giáo viên Toán THCS 6. Giáo viên tiểu học 7. Giáo viên ngữ văn THCS 8. Giáo viên tiếng anh tiểu học 9. Giáo viên vật lí CLB HSG Hà Nội xin giới thiệu Tài liệu ôn thi HSG ngữ văn 9 và ôn thi lên 10 hay. Tài liệu ôn thi HSG ngữ văn 9 và ôn thi lên 10 hay là tài liệu hay và quý giúp các thầy cô tham khảo trong quá trình dạy HSG ngữ văn 9 và ôn thi lên 10. Hãy tải ngay Tài liệu ôn thi HSG ngữ văn 9 và ôn thi lên 10 hay. Giaoanxanh nơi luôn cập nhật các kiến thức mới nhất. Chúc các bạn thành công !!!.Xem trọn bộ Tài liệu ôn thi HSG ngữ văn 9 và ôn thi lên 10 hay. Để tải trọn bộ chỉ với 50k hoặc 250K để sử dụng toàn bộ kho tài liệu, vui lòng liên hệ qua Zalo 0388202311 hoặc Fb: Hương Trần.

Spinning

Đang tải tài liệu...

HƯỚNG DẪN LÀM ĐỀ NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

I. YÊU CẦU CHUNG:

1. Học sinh làm một bài văn ngắn (khoảng 200 từ - khoảng hai trang giấy thi) bàn về một tư

tưởng đạo lí hoặc một hiện tượng đời sống.

2. Tuy điều kiện thời gian làm bài rất eo hẹp nhưng học sinh cũng cần phải đảm bảo cấu

trúc một bài văn nghị luận xã hội hoàn chỉnh. Cụ thể:

- Bài làm phải đầy đủ ba phần: Mở bài, thân bài, kết bài.

- Giữa ba phần (mở bài, thân bài, kết bài) và giữa các luận điểm, các đoạn trong phần thân

bài phải có sự liên kết chặt chẽ. Để làm được như vậy, cần phải:

+ Sử dụng những từ ngữ, những câu văn… để chuyển ý.

+ Câu chuyển ý thường ở đầu đoạn văn (Câu này thường có chức năng: liên kết với ý ở đoạn

văn trước đó và mở ra ý mới trong đoạn văn).

+ Không thể trình bày phần thân bài chỉ với một đoạn văn!

- Phải bảo đảm tính cân đối giữa ba phần (mở bài, thân bài, kết bài) trong toàn bộ bài văn

cũng như giữa các luận điểm ở phần thân bài, tránh trường hợp làm bài kiểu “đầu voi đuôi

chuột” (phần “mở bài, thân bài” lại nói nhiều, thiếu phần “kết bài”).

- Phải biết vận dụng kết hợp các thao tác lập luận trong bài văn: giải thích, phân tích, chứng

minh, so sánh, bác bỏ, bình luận…

- Để bài văn có sức thuyết phục, cần sử dụng một số phương thức biểu đạt như biểu cảm, tự

sự, miêu tả, thuyết minh… hỗ trợ cho phương thức nghị luận chính.

II. ĐỊNH HƯỚNG NỘI DUNG, VẤN ĐỀ NGHỊ LUẬN

1. Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí:

- Vấn đề nhận thức: lí tưởng, mục đích sống, nghề nghiệp, ước mơ…

- Vấn đề về đạo đức, tâm hồn, tính cách: lòng yêu nước, lòng nhân ái, vị tha, bao dung, độ

lượng; tính trung thực, dũng cảm, chăm chỉ, cần cù, thái độ hòa nhã, khiêm tốn; thói ích kỉ,

ba hoa, vụ lợi…

- Vấn đề về các quan hệ gia đình: tình mẫu tử, tình phụ tử, tình anh em…

- Vấn đề về các quan hệ xã hội: tình đồng bào, tình thầy trò, tình bạn…