PHÒNG GD&ĐT QUẢNG YÊN
TRƯỜNG THCS TÂN AN
–––––––––––––
ĐỀ KIỂM TRA HỌC SINH GIỎI LỚP 9
Năm học: 2021 - 2022
Môn: Ngữ văn
Thời gian: 150 phút không kể thời gian giao đề
––––––––––––––
(Đề có 01 trang)
I. ĐỌC HIỂU (4.0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện những yêu cầu dưới đây:
…Khi ai đó gieo những hạt mầm tốt đẹp, nhất định nó sẽ có ngày nảy nở thành vụ mùa bội
thu, khiến cho dù chủ nhân có không còn trên cõi đời, thì hương hoa thơm, vị quả ngọt vẫn
nhắc khôn nguôi về họ. Khi ta gieo một hạt mầm tốt đẹp ta làm cho cuộc sống của mình tỏa
hương.
…Cho nên điều cần thiết nhất trên đời là cảm hứng muốn gieo hạt, muốn ươm mầm thiện
trong mỗi người. Cho nên, một dòng tin tức về bác doanh nhân hậu ở Sa Đéc đến lúc bệnh
trọng, biết không qua khỏi vẫn không ngừng gieo hạt khiến ta phải rưng rưng. Ông nhắc ta
phải giữ gìn cho mình hi vọng, dù giữa ồn ào những điều xấu xa, vẫn hi vọng vào lòng tốt và
tin vào điều tốt. Tin để tiếp tục gieo. Dẫu cho mình đang tuổi nhỏ, cũng hãy bắt đầu vụ mùa
thật sớm bằng cách gieo trồng điều tốt đẹp mỗi ngày…
( Chỉ là những bông cỏ may, Hà Nhân, Hoa học trò, số 1157)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên.
Câu 2: Theo anh (chị), cảm hứng muốn gieo hạt (phần in đậm trong đoạn trích) được hiểu
là gì?
Câu 3: Chỉ ra và phân tích hiệu quả thẩm mĩ của một biện pháp tu từ được sử dụng trong
câu văn sau: “ Khi ai đó gieo những hạt mầm tốt đẹp, nhất định nó sẽ có ngày nảy nở thành vụ
mùa bội thu, khiến cho dù chủ nhân không có không còn trên cõi đời, thì hương thơm, vị quả
ngọt vẫn nhắc khôn nguôi về họ.”
Câu 4: Theo em, giữa việc gieo hạt mầm tốt đẹp trong chính mình với việc gieo hạt mầm
tốt đẹp cho người khác điều gì quan trọng hơn ? Vì sao?
II. TẠO LẬP VĂN BẢN
Câu 1 (6.0 điểm)
Từ suy nghĩ của tác giả trong phần đọc hiểu: “…dù những điều xấu xa, vẫn hi vọng vào
lòng tốt và tin vào điều tốt”, em hãy viết một bài văn nghị luận ngắn bàn về ý nghĩa của niềm
tin vào những điều tốt đẹp trong cuộc sống hiện nay.
Câu 2: (10 điểm)
Phân tích giá trị hiện thực trong tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương của nhà văn
Nguyễn Dữ
------------------------- Hết -------------------------
GV ra đề: Nguyễn Thị Duyên
PHÒNG GD&ĐT QUẢNG YÊN
HƯỚNG DẪN CHẤM