ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN 10 CÁNH DIỀU GIỮA HỌC KÌ 1 WORD ĐỀ SỐ (53).docx

Không thẻ bỏ qua các nhóm để nhận nhiều tài liệu hay 1. Ngữ văn THPT 2. Giáo viên tiếng anh THCS 3. Giáo viên lịch sử 4. Giáo viên hóa học 5. Giáo viên Toán THCS 6. Giáo viên tiểu học 7. Giáo viên ngữ văn THCS 8. Giáo viên tiếng anh tiểu học 9. Giáo viên vật lí ; Xem trọn bộ BỘ SƯU TẬP ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN 10 CÁNH DIỀU GIỮA HKI . Để tải trọn bộ chỉ với 50k hoặc 200K để sử dụng toàn bộ kho tài liệu, vui lòng liên hệ qua Zalo 0388202311 hoặc Fb: Hương Trần.

Spinning

Đang tải tài liệu...

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I NĂM HỌC 2022 - 2023

Môn: Ngữ văn, lớp10

Thời gian làm bài: 90 phút, không tính thời gian phát đề

I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

Đọc văn bản sau

Từ thời vua Hùng dựng nước đã truyền lại câu chuyện về thần lúa, một vị thần xinh đẹp, dáng

người ẻo lả và có tính hay hờn dỗi. Nàng là con gái Ngọc Hoàng. Sau những trận lụt ghê gớm xảy ra,

sinh linh cây cỏ đều bị diệt hết, trời bèn cho những người sống sót sinh con đẻ cái trên mặt đất, thần sai

nữ thần lúa xuống trần gian nuôi sống loài người. Nữ thần làm phép cho những hạt giống gieo xuống

đất nảy mầm, mọc thành cây kết bông mẩy hạt. Lúa chín tự về nhà không cần gặt và không cần phơi

phóng gì cả. Cần ăn cứ ngắt bông vào nồi là lúa sẽ thành cơm. Một hôm cô con gái nhà kia đang bận

việc. Sân chưa quét dọn, của kho cũng chưa mở, lúa ở ngoài đã ùn ùn kéo về. Co gái cuống quýt đâm

cáu. Sẵn tay đang cầm cái chổi cô đập vào đầu bông lúa mà mắng:

- Người ta chưa dọn dẹp xong đã bò về. Gì mà gấp thế?

Nữ thần lúa đang dẫn các bông lúa vào sân, thấy sân, đường bẩn thỉu rác rưởi đã bực trong lòng lại bị

phang một cán chổi vào đầu thì túc lắm. Cả đám lúa đều kêu lên:

- Muốn mệt thì ta cho mệt luôn. Từ nay có hái tre, liềm sắc cắt cổ tao, tao mới về.Từ đó nữ thần lúa dỗi

nhất định không cho lúa bò về nữa. Người trần gian phải xuống ruộng lấy từng bông. Thấy vất vả mệt

nhọc quá người ta mới chế ra liềm, hái để cắt lúa cho nhanh và lúa cũng không tự biến thành cơm nữa

mà phải phơi phóng, xay giã cho ra gạo. Sự hờn dỗi của nữ thần lúa đôi khi còn cay nghiệt hơn nữa.

Nữ thần vẫn giận sự phũ phàng của con người nên nhiều lần đã cấm không cho các bông lúa nảy nở,

có kết hạt cũng chỉ là lúa lép mà thôi. Vì thế sau mỗi lần gặt xong người trần gian phải làm lễ cúng

thần lúa. Có nơi không gọi như thế mà gọi là cúng cơm mới. Cúng hồn lúa, cơm mới do các gia đình tổ

chức trong nhà mình. Các làng, các bản cũng phải mở lễ hội chung đẻ cúng thần lúa..

(

Thần thoại về thần lứa, Thần thoại Việt Nam,TheGioiCoTich.Vn

)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1 (0.5đ). Nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản?

Câu 2. (0.5đ). Xác định thời gian, không gian xuất hiện câu chuyện về thần lúa?

Câu 3. (0.5đ) Theo văn bản thần lúa là vị thần như thế nào?

Câu 4. ( 0.5đ) Chi tiết nào trong văn bản thể hiện sự giận dỗi của nữ thần lúa?

Câu 5. ( 1,0đ) Em hãy chỉ ra và nêu vai trò của những yếu tố hoang đường kì ảo đó?

Câu 6.(1.0đ) Chi tiết: “Người trần gian phải xuống ruộng lấy từng bông. Thấy vất vả mệt nhọc

quá người ta mới chế ra liềm, hái để cắt lúa cho nhanh và lúa cũng không tự biến thành cơm

nữa mà phải phơi phóng, xay giã cho ra gạo

đã phản ánh quá trình gì của người lao động?

Câu 7: (1.0đ) Từ câu chuyện về cây lúa, em hãy nêu những tục lệ nào có từ thời vua Hùng vẫn

còn đến ngày nay để thể hiện sự tôn kính và biết ơn của con người với thần linh?

Mã đề 03