ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN 10 GIỮA HỌC KÌ 1 WORD ĐỀ SỐ (47).docx

Không thẻ bỏ qua các nhóm để nhận nhiều tài liệu hay 1. Ngữ văn THPT 2. Giáo viên tiếng anh THCS 3. Giáo viên lịch sử 4. Giáo viên hóa học 5. Giáo viên Toán THCS 6. Giáo viên tiểu học 7. Giáo viên ngữ văn THCS 8. Giáo viên tiếng anh tiểu học 9. Giáo viên vật lí ; Xem trọn bộ BỘ SƯU TẬP ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN 10 CÁNH DIỀU GIỮA HKI . Để tải trọn bộ chỉ với 50k hoặc 200K để sử dụng toàn bộ kho tài liệu, vui lòng liên hệ qua Zalo 0388202311 hoặc Fb: Hương Trần.

Spinning

Đang tải tài liệu...

TRƯỜNG THPT PHAN THÚC TRỰC ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I

TỔ VĂN

MÔN: NGỮ VĂN 10

Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)

I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)

Đọc văn bản:

Thần Mưa

Đến việc làm ra mưa thì Ngọc Hoàng giao cho thần Mưa. Người Thần hình rồng, có tài lên trời

xuống nước bất kì lúc nào cũng được. Thần có phép thu mình lại bằng con cá, nhưng có thể giãn

người ra hàng nghìn trượng. Ở đây ta cũng nên phân biệt thần Mưa với thần Nước. Cả hai thần

đều cùng mình rồng, cùng một tộc loại, nhưng công việc mỗi bên mỗi khác. Thần Mưa thường

xuống hạ giới uống hút nước sông, nước biển no căng rồi bay đi, có thể rất xa, phun nước cho cả

thế gian ăn uống, cày cấy và cây cỏ tốt tươi. Công việc của thần Mưa cũng như công việc của thần

Gió là công việc có ích cho muôn loài ở hạ giới. Thế nhưng cũng có khi các thần phân chia không

đều nên gây ra tai hại, nhất là thần Mưa có nhiều lúc nhầm lẫn: sông biển không hút lại nhè đồng

ruộng của nhà mà hút làm hư hỏng rất nhiều của thiên hạ. Có lúc thần Mưa chỉ đi lo tưới nước

cho các vùng hẻo lánh cách xa đại dương hàng vạn dặm mà quên bẵng các vùng đồng bằng ở

ngay sát bờ biển. Đó là những cái quên “chết người” đã gây ra những vụ kiện tại thiên đình như

câu chuyện dưới đây là một (tức là truyện Cóc kiện trời).

(Theo Văn học dân gian Việt Nam, những tác phẩm chọn lọc, Bùi Mạnh Nhị (chủ biên), NXB Giáo dục

Việt Nam, tr 10, 11)

Lựa chọn đáp án đúng/ trả lời các câu hỏi sau:

Câu 1: Xác định thể loại của văn bản trên:

A. Cổ tích B. Truyền thuyết C. Thần thoại D. Sử thi

Câu 2: Phương thức biểu đạt chính của văn bản là:

A. Nghị luận B. Tự sự C. Miêu tả D. Biểu cảm

Câu 3: Theo văn bản, nhân vật thần Mưa có thân hình như thế nào?

A. Thần có hình rồng, lúc thu nhỏ lại như con cá, lúc lại giãn người ra hàng nghìn trượng.

B. Thân hình của thần rất to lớn, to lớn không thể nào ước lượng được

C. Thân hình khổng lồ, chân bước một bước từ đỉnh núi này sang đỉnh núi nọ

D. Thân hình kì quặc, không có đầu.

Câu 4: Công việc của thần Mưa là:

A. nằm yên lặng, không ăn uống, không ngủ.

B. hô hấp, hít vào thì nước biển tuôn vào bụng, mỗi lần thở ra thì khối lượng nước đó ùa ra

hết

C. xuống hạ giới uống hút nước sông, nước biển no căng rồi bay đi, có thể rất xa, phun nước

cho cả thế gian ăn uống, cày cấy và cây cỏ tốt tươi.

D. nằm yên lặng nhưng đôi khi mệt mỏi, phải cựa quậy

Câu 5: Chuyện “Thần Mưa” thể hiện nội dung nào dưới đây?

A. Giải thích hiện tượng mưa.

B. Ngợi ca thiên nhiên.

C. Giải thích vì sao có biển.

D. Biết ơn thần linh và con người.

Câu 6: Truyện “thần Mưa” được kể từ ngôi thứ mấy? Tác giả là ai?

A. Truyện được kể từ ngôi thứ hai, tác giả dân gian

B. Truyện được kể từ ngôi thứ nhất, tác giả Bùi Mạnh Nhị

C. Truyện được kể từ ngôi thứ ba, tác giả Bùi Mạnh Nhị