GV Ứng Thi Huyền – THCS Thái Tân - PGD huyện Nam Sách – tỉnh Hải Dương
(0389161660)
THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
(Dấu gạch ngang, biện pháp tu từ: So sánh, nhân hoá, điệp ngữ)
I.Mục tiêu bài học
1. Về năng lực
* Năng lực chung
- Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm và trình bày sản phẩm nhóm [1].
- Phát triển khả năng tự chủ, tự học qua việc xem video bài giảng, đọc tài liệu và
hoàn thiện phiếu học tập của giáo viên giao cho trước khi tới lớp [2].
- Giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo trong thực hành tiếng Việt [3].
* Năng lực đặc thù
- Nhận biết được tri thức Ngữ văn (Dấu gach ngang, biện pháp tu từ: so sánh, nhân
hoá, điệp ngữ) [4].
- Xác định được dấu gạch ngang và công dụng của dấu gạch ngang [10].
- Nhận biết tác dụng của các biện pháp tu từ: so sánh, nhân hoá, điệp ngữ [11].
2. Phẩm chất
- Yêu tiếng việt, yêu tiếng mẹ đẻ, yêu quê hương đất nước. [12].
Thực hành Tiếng Việt (45’)
Mục tiêu: [1]; [2];[3]; [4]; [10]; [11]; [12].
1. Hoạt động 1:
XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ
a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học
tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
b) Nội dung:GV hỏi, HS trả lời.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
B1: Chuyển giao nhiệm vụ
GV cho HS nghe bài hát: “Cuộc sống mến yêu”, sau đó tìm biện pháp so sánh,
nhân hoá.
? Tìm ít nhất một câu văn có sử dụng so sánh và một câu văn có sử dụng nhân
hoá có trong bài hát?
B2: Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ cá nhân
B3: Báo cáo thảo luận: HS trả lời câu hỏi của GV
Dự kiến sản phẩm:
*Câu văn nhân hoá: Này chú chim non nho nhỏ.
*Câu văn so sánh: Cất tiếng hát líu lo như muốn ngỏ.
B4: Kết luận, nhận định (GV)
Nhận xét câu trả lời của HS và kết nối vào hoạt động hình thành kiến thức mới.
1