Người soạn: Nguyễn Thị Hảo – GV trường THPT Quỳnh Thọ - Quỳnh Phụ -
Thái Bình
Chuyên đề 1:
TẬP NGHIÊN CỨU VÀ VIẾT BÁO CÁO
VỀ MỘT VẤN ĐỀ VĂN HỌC DÂN GIAN
Tiết 3: Một số phương pháp nghiên cứu văn học dân gian
a. Mục tiêu: Tiến hành hoạt động nghiên cứu VHDG và nắm được một số phương pháp
nghiên cứu thường sử dụng.
b. Nội dung : Vận dụng kĩ năng đọc/nghe/viết/nói, HS hoạt động nhóm, làm việc cá nhân
để trình bày về nội dung kiến thức tiếp nhận được thông qua nghiên cứu sgk, video cung
cấp.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của nhóm và của cá nhân trình bày được các phương pháp cơ
bản trong nghiên cứu văn học dân gian.
Nhiệm vụ 1:
Khởi động:
Tìm hiểu
khái quát khái niệm và các phương
pháp
trong
nghiên cứu
văn học dân
gian
*Thời gian: 5 phút
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
GV nêu câu hỏi: Muốn nghiên cứu một
vấn đề văn học dân gian có hiệu quả,
người tiến hành nghiên cứu cần phải có
phương pháp nghiên cứu. Vậy hiểu thế
nào là phương pháp nghiên cứu văn học
dân gian và SGK giới thiệu những
phương pháp nghiên cứu nào?
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ.
HS theo dõi SGK, suy nghĩ độc lập.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- HS trả lời câu hỏi; những HS khác theo
dõi, nhận xét, bổ sung...
Bước 4: Đánh giá, kết luận
- GV đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ
3. Một số phương pháp nghiên cứu văn học
dân gian
*Khái niệm: Phương pháp nghiên cứu
VHDG là cách thức tiến hành hoạt động
nghiên cứu VHDG nhằm đạt được mục tiêu
đề ra.
*Một số phương pháp nghiên cứu VHDG:
+ Phương pháp phân tích văn bản
+ Phương pháp so sánh
+ Phương pháp quan sát
+ Phương pháp nghiên cứu thực địa, điền dã
+ Phương pháp sưu tầm VHDG
+ Phương pháp khảo sát.
1