CHUYÊN ĐỀ 3:
TIẾT 1 - 2
PHƯƠNG PHÁP ĐỌC VÀ THỰC HÀNH ĐỌC
MỘT TẬP THƠ, MỘT TẬP TRUYỆN NGẮN HOẶC MỘT TIỂU THUYẾT
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
- Học sinh nắm được cách đọc một tập thơ, một tập truyện ngắn hoăc một tiểu thuyết
- HS thực hành đọc một tập thơ, một tập truyện ngắn hoăc một tiểu thuyết
2. Về năng lực
Năng lực chung:
- Tự học: Tự tìm đọc một số truyện
- Giao tiếp: thuyết trình một vấn đề
Năng lực chuyên môn:
- Biết giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm văn học
- Biết cách viết bài giới thiệu một truyện vừa hoặc một tiểu thuyết
- Nghe và nắm bắt được nội dung thuyết trình, quan điểm của người viết, biết nhận xét về
nội dung và hình thức thuyết trình.
3. Phẩm chất, thái độ:
- Rèn luyện phẩm chất tự tin, tích cực, chủ động, tinh thần trách nhiệm tập thể.
- Bồi dưỡng tình yêu văn học, nghệ thuật.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Giáo án chuyên đề, SGK chuyên đề, SBT chuyên đề, máy tính, phiếu học tập, thiết kế
bài giảng, một số tư liệu bài học.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Máy chiếu, bảng, dụng cụ khác nếu cần
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG – TẠO TÂM THẾ
a. Mục tiêu hoạt động: Tạo tâm thế thoải mái và gợi dẫn cho học sinh về nội dung bài
học
b. Nội dung thực hiện:
- GV chuẩn bị câu hỏi dẫn dắt HS tìm hiểu về cách đọc một tập thơ, một tập truyện ngắn
hoăc một tiểu thuyết
Học sinh trả lời câu hỏi để tìm hiểu kiến thức về cách đọc một tập thơ, một tập truyện
ngắn hoăc một tiểu thuyết
HĐ của GV và HS
Nội dung cần đạt
Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập
Giáo viên nêu câu hỏi và yêu cầu học
sinh suy nghĩ, trả lời:
- Hãy sắp xếp các đoạn trích, các
văn bản ở cột A với các tập thơ, tập
Học sinh trình bày những suy nghĩ của mình về một số
điểm khác biệt khi đọc một tập thơ, một tập truyện
ngắn, tiểu thuyết so với đọc từng bài thơ, truyện ngắn
hay một đoạn tiểu thuyết
1