CHUYÊN ĐỀ 2: SÂN KHẤU HÓA TÁC PHẨM VĂN HỌC
(Lý thuyết: 5 tiết; Thực hành: 5 tiết; Báo cáo sản phẩm: 5 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
Xác định rõ khái niệm sân khấu hóa tác phẩm văn học
Nhận biết, so sánh sự khác biệt giữa ngôn ngữ trong văn bản văn học và
ngôn ngữ trong kịch bản sân khấu
2. Về năng lực
Lên kế hoạch (xây dựng kịch bản, tạo bối cảnh, trang phục, biên đạo, đạo
diễn) tiến hành sân khấu hóa một tác phẩm văn học
Biết cách tiến hành sân khấu khóa tác phẩm văn học
Biết đóng vai các nhân vật và biểu diễn
3. Về phẩm chất:
Yêu thích và nhiệt tình tham gia hoạt động sân khấu hóa tác phẩm văn
học
Biết yêu quý cái đẹp trong nghệ thuật, trân trọng những sáng tạo của bản
thân và của người khác
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC, HỌC LIỆU
1. Học liệu: Sách giáo khoa, sách giáo viên, ảnh chân dung tác giả,
2. Thiết bị: Máy chiếu, bảng, giấy A0, phiếu học tập
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
TIẾT 1: THẾ NÀO LÀ SÂN KHẤU HÓA TÁC PHẨM VĂN HỌC
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
SẢN PHẨM
1. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG – TẠO TÂM THẾ (3 phút)
a. Mục tiêu hoạt động:
- Hs hào hứng khi tìm hiểu về sân khấu khóa tác phẩm văn học
- Tạo tâm thế để dẫn dắt vào bài
b. Nội dung thực hiện:
- GV sử dụng kỹ thật Think – Pair – Share
- Tình huống: Hs xem/nghe bài hát “Mùa xuân nho nhỏ” của nhạc sĩ Trần Hòa và
chia sẻ.
Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập
- Bài hát trên được phổ nhạc từ tác
phẩm văn học nào?
- Lời thơ và lời nhạc tác động tới tác
động tới quá trình tiếp nhận của em
như thế nào?
- Bài hát được phổ nhạc từ tác phẩm
“Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải
- Lời thơ: tiếp nhận qua hành động đọc
- Lời nhạc: tiếp nhận qua hành động
nghe – xem, tiết tấu, nhịp, giai điệu, sân