KẾ HOẠCH BÀI DẠY TIẾNG VIỆT
NHẬN BIẾT VÀ SỬA CHỮA LỖI DÙNG TỪ
I. MỤC TIÊU BÀI DẠY
Sau khi học xong bài này, HS sẽ:
1. Kiến thức: Trình bày được một số lỗi dùng từ và cách sửa chữa.
2. Năng lực:
2.1. Năng lực đặc thù: Vận dụng kiến thức đã học để nhận biết và sửa chữa các lỗi dùng
từ trong quá trình tạo lập văn bản
2.2. Năng lực chung: NL giao tiếp, hợp tác
3. Phẩm chất: Có thái độ nghiêm túc trong việc sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
- Máy tính, máy chiếu, bảng phụ, phấn/viết lông.
- SGK, SGV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
a. Mục tiêu: Huy động kiến thức về lỗi dùng từ.
b. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
c. Tổ chức hoạt động:
* Giao nhiệm vụ học tập:
GV yêu cầu HS thực hiện yêu cầu sau:
Quan sát những ngữ liệu và trả lời câu hỏi:
a) Trước những khó khăn của bản thân, An luôn tỏ ra bản thân là một người rất
chính chắn.
b) Nét độc đáo trong bài thơ Hương Sơn phong cảnh của Chu Mạnh Trinh được
biểu hiện với ngôn từ hàm súc và những hình ảnh thiên nhiên giàu sức gợi hình gợi cảm.
Theo em, những câu văn mắc phải những lỗi sai nào?
* Thực hiện nhiệm vụ học tập: HS quan sát ngữ liệu và suy ngẫm.
* Báo cáo, thảo luận: HS trả lời.
* GV kết luận, nhận định: GV kết luận
Ở câu (a), việc dùng từ “chính chắn” là không chính xác vì mắc phải lỗi dùng từ
không đúng ngữ âm (sai chính tả). Viết đúng phải là “chín chắn”.
Ở câu (b), việc kết hợp từ “biểu hiện” và liên từ “với” là không hợp lí. Viết đúng
sẽ là “biểu hiện qua”.
GV lưu ý thêm: Trong quá trình giao tiếp, lỗi dùng từ là một trong những lỗi giao tiếp
phổ biến thường gặp. Việc nhận biết và tìm cách sửa chữa, khắc phục là một thao tác rất
cần thiết.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI VÀ LUYỆN TẬP