I. MỤC TIÊU CHUNG BÀI HỌC
1.Kiến thức
- Nhận biết và phân tích được nội dung của luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng
tiêu biểu trong văn bản. Phân tích được mối quan hệ giữa các luận điểm, lí lẽ và bằng
chứng; vai trò của chúng trong việc thể hiện nội dung chính của văn bản.
- Xác định được ý nghĩa của văn bản. Dựa vào các luận điểm, lí lẽ và bằng chứng
trong văn bản để nhận biết được mục đích, quan điểm của người viết.
- Nhận biết và phân tích được vai trò của các yếu tố biểu cảm trong văn bản nghị
luận. Nhận biết và phân tích được bối cảnh lịch sử hoặc bối cảnh văn hoá, xã hội từ văn
bản.
- Vận dụng được những hiểu biết về tác giả Nguyễn Trãi để đọc hiểu một số tác
phẩm của tác giả này.
- Nhận biết được lỗi dùng từ (từ Hán Việt) và biết cách sửa các lỗi đó.
2. Năng lực
2.1. Về năng lực chung
Phát triển năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo thông
qua hoạt động đọc viết nói và nghe, năng lục hợp tác thông qua hoạt động làm việc nhóm,
chia sẻ, góp ý cho bài viết và bài nói của bạn.
2.2. Về năng lực đặc thù
Phát triển năng lực ngôn ngữ và văn học thông qua việc thực hiện các nhiệm vụ học
tập cụ thể về đọc, tiếng Việt, viết nói và nghe nhằm đáp ứng các yêu cầu cần đạt như sau:
- Nhận biết và phân tích được nội dung của luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng
tiêu biểu trong văn bản; phân tích được các mối quan hệ giữa lí lẽ và bằng chứng; vai trò
của các luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong việc thể hiện nội dung chính của văn bản. Xác
định được ý nghĩa hay tác động của văn bản đối với quan niệm sống của bản thân.
- Xác định được ý nghĩa của văn bản. Dựa vào các luận điểm, lí lẽ và bằng chứng
trong văn bản để nhận biết được mục đích, quan điểm của người viết.
- Nhận biết và phân tích được vai trò của các yếu tố biểu cảm trong văn bản nghị
luận. Nhận biết và phân tích được bối cảnh lịch sử và bối cảnh văn hóa xã hội.
- Vận dụng được những hiểu biết về Nguyễn Trãi để đọc hiểu những tác phẩm của
tác giả này.
- Nhận biết được lỗi dùng từ Hán Việt và biết cách sửa các lỗi đó.
- Viết một bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm.
- Biết thuyết trình về một vấn đề xã hội có sử dụng kết hợp phương tiện ngôn ngữ
với các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ; nghe và nắm bắt được nội dung thuyết trình,
quan điểm của người nói. Biết nhận xét về nội dung và hình thức thuyết trình.
- Biết yêu lẽ phải và sự thật, biết ơn và quý trọng di sản văn hóa của dân tộc.
3. Về phẩm chất
Biết yêu lẽ phải và sự thật, biết ơn và quý trọng di sản văn hóa của đất nước.
1
BÀI
7
ANH HÙNG VÀ NGHỆ SĨ (12 tiết)
(Văn bản nghị luận- Tác giả Nguyễn Trãi)
(Đọc và Thực hành tiếng Việt: 8.0 tiết; Viết: 2 tiết;
Nói và nghe: 1 tiết; Ôn tập: 1.0 tiết)