Tiết 8. BIỆN PHÁP CHÊM XEN, BIỆN PHÁP LIỆT LÊ
I. MỤC TIÊU
1.Kiến thức
- Đặc điểm hình thức của bộ phận chêm xen và bộ phận liệt kê trong câu.
- Chức năng cơ bản của biện pháp chêm xen và biện pháp liệt kê.
2. Năng lực
*Năng lực đặc thù (năng lực ngôn ngữ):
– Nhận biết và phân tích được đặc điểm và tác dụng của biện pháp tu từ chêm xen, liệt
kê.
– Vận dụng kiến thức về biện pháp tu từ chêm xen, liệt kê để đọc hiểu và viết VB.
* Năng lực chung:
NL giao tiếp, hợp tác: thể hiện qua hoạt động làm việc nhóm.
3. Phẩm chất
Trân trọng và yêu sự trong sáng của tiếng Việt.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Thiết bị dạy học
Máy chiếu, bảng, dụng cụ khác nếu cần.
2. Học liệu
Sách giáo khoa, sách giáo viên, phiếu học tập
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra
3. Bài mới
Hoạt động 1: Mở đầu
a. Mục tiêu:
– Kích hoạt được hiểu biết nền liên quan đến nội dung bài học.
– Xác định được nội dung bài học và nhiệm vụ học tập tiếng Việt cần thực hiện.
b. Nội dung: HS trả lời câu hỏi về phép tu từ và đọc yêu cầu trong SGK về bài Thực
hành tiếng Việt.
c. Sản phẩm
Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
B1: Chuyển giao nhiệm vụ
(1). Kể tên các phép tu từ em đã học.
(2) Sau khi thực hiện xong nhiệm vụ (1), đọc nhanh nội dung phần Tri thức Ngữ văn
(SGK/tr.37, 61) để xác định nhiệm vụ học tập.
B2: Thực hiện nhiệm vụ
– Trước tiên, cá nhân HS thực hiện nhiệm vụ (1).
– Sau khi báo cáo, nghe kết luận về nhiệm vụ (1), cá nhân HS thực hiện nhiệm vụ (2).
B3: Báo cáo thảo luận
1,2 HS trả lời, các HS khác bổ sung nếu có.
B4: Kết luận, nhận định
– Đối với nhiệm vụ (1): GV ghi nhận những nội dung HS đã biết về biện pháp tu từ.
– Đối với nhiệm vụ (2): GV nhận xét câu trả lời của HS; giới thiệu bài học và nhiệm
vụ học tập.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới và luyện tập
1. Hình thành kiến thức về biện pháp chêm xen và luyện tập.