NÓI VÀ NGHE
THẢO LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ XÃ HỘI CÓ Ý KIẾN KHÁC
NHAU
(1 tiết)
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực:
- Nhận biết được một số yếu tố hình thức (ý kiến, lý lẽ, bằng chứng…) nội
dung (đề tài, vấn đề, tư tưởng, ý nghĩa…) của các văn bản nghị luận xã hội.
- Vận dụng được những hiểu biết về văn bản, đoạn văn và một số từ Hán Việt
thông dụng vào đọc, viết, nói và nghe.
- Học sinh hiểu được sự cần thiết của trao đổi, thảo luận khi nảy sinh ý kiến
khác nhau về một vấn đề nào đó.
- Góp phần phát triển các năng lực chung: tự học, giao tiếp, hợp tác, giải quyết
vấn đề, sáng tạo.
2. Phẩm chất:
- Biết cách lắng nghe và tranh luận có văn hóa.
- Tôn trọng người đối thoại để cùng tìm tiếng nói chung về vấn đề.
II. Thiết bị dạy học và học liệu:
1.
Giáo viên:
-
Máy chiếu, máy tính, bảng con và phấn viết (hoặc giấy A0 và bút dạ)...
-
SGK Ngữ văn 10, tập 2; sách bài tập; sách tham khảo về đọc hiểu mở rộng
văn bản Ngữ văn 10; Phiếu học tập, tư liệu và video về một vấn đề xã hội có những
ý kiến khác nhau.
2. Học sinh:
- Đọc phần Kiến thức ngữ văn và hướng dẫn Chuẩn bị phần Đọc - hiểu văn bản
trong sách giáo khoa; chuẩn bị bài theo các câu hỏi trong SGK.
- Hoàn thành: Sơ đồ tư duy; Phiếu học tập mà GV đã giao chuẩn bị trước tiết
học.
- Đọc kĩ phần Định hướng trong nội dung Viết, Nói và nghe và thực hành bài
tập SGK.
- Chuẩn bị giấy A0, bút màu, thước…
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Hoạt động 1: Mở đầu
a. Mục tiêu: Tạo không khí học tập, bước đầu định hướng cho HS kĩ năng thực
hành bài nói trình bày ý kiến về một hiện tượng xã hội.
b. Nội dung: GV sử dụng KTDH trực quan, phân tích mẫu để kích hoạt kiến
thức nền của HS về các yêu cầu của bài nói trình bày ý kiến về một hiện tượng đời
sống.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
1