Giáo án Ngữ văn 10 KNTT BỘ 2 Nói và nghe 1 tiết.docx

Không thẻ bỏ qua các nhóm để nhận nhiều tài liệu hay 1. Ngữ văn THPT 2. Giáo viên tiếng anh THCS 3. Giáo viên lịch sử 4. Giáo viên hóa học 5. Giáo viên Toán THCS 6. Giáo viên tiểu học 7. Giáo viên ngữ văn THCS 8. Giáo viên tiếng anh tiểu học 9. Giáo viên vật lí Xem trọn bộ BỘ SƯU TẬP GIÁO ÁN NGỮ VĂN 10 KNTT WORD VÀ PPT BỘ 2. Để tải trọn bộ chỉ với 50k hoặc 200K để sử dụng toàn bộ kho tài liệu, vui lòng liên hệ qua Zalo 0388202311 hoặc Fb: Hương Trần.

Spinning

Đang tải tài liệu...

KẾ HOẠCH BÀI DẠY: QUYỀN NĂNG CỦA NGƯỜI KỂ CHUYỆN

Phần: Nói và nghe (1 tiết)

THẢO LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ VĂN HỌC CÓ Ý KIẾN KHÁC NHAU

A. MỤC TIÊU

I. Về năng lực

1. Năng lực đặc thù:

Bài học góp phần phát triển năng lực văn học và năng lực ngôn ngữ:

- Biết trình bày quan điểm về một vấn đề văn học có ý kiến khác nhau.

+ Học sinh biết tóm lược ý kiến của người khác về vấn đề, phân tích được ưu

điểm, nhược điểm của những ý kiến khác nhau về vấn đề.

+ Trình bày được quan điểm của bản thân về vấn đề, làm rõ sự tương đồng và

khác biệt giữa ý kiến của bản thân với các ý kiến đã có.

+ Tạo được sự đồng thuận tích cực giữa bản thân với những người tham gia thảo

luận.

- Nghe và nắm bắt được nội dung trình bày, quan điểm của người nói. Biết nhận

xét về nội dung và hình thức trình bày.

2. Năng lực chung

Bài học góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết

vấn đề, cụ thể:

- Thu thập, tổng hợp và phân tích các thông tin có liên quan đến vấn đề.

- Phân tích các công việc cần thực hiện khi nhận nhiệm vụ học tập.

- Hợp tác, liên kết với các thành viên trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ, lắng

nghe và điều chỉnh bản thân.

II. Về phẩm chất

- Phẩm chất trung thực: thẳng thắn bày tỏ quan điểm cá nhân.

- Nhân ái: trong cách nhìn và đánh giá nhân vật và con người.

- Có tinh thần cầu thị: biết lắng nghe và tích cực tiếp thu quan điểm của người

khác.

B. THIẾT BỊ DẠY HỌC, HỌC LIỆU

- Máy tính, máy chiếu: Trình chiếu các nhiệm vụ học tập và kết luận kiến thức

liên quan đến bài học (sử dụng xuyên suốt quá trình dạy học).

- Bảng phụ, giấy A0 dùng cho học sinh thảo luận trong phần luyện tập.

- Máy ghi hình, ghi âm sử dụng khi học sinh trình bày sản phẩm đã chuẩn bị và

thảo luận.

C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

SẢN PHẨM

1. HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU

a. Mục tiêu hoạt động:

+ Học sinh biết tóm lược ý kiến của người khác về vấn đề, thấy được ưu điểm, nhược

điểm của những ý kiến khác nhau về vấn đề.

+ Bày tỏ được quan điểm của bản thân về vấn đề.

+ Tạo tâm thế thoải mái và gợi dẫn học sinh về nội dung bài học.

b. Nội dung: HS quan sát 2 đoạn ngữ liệu trên màn hình; nêu được những khó khăn khi

bàn luận về một vấn đề văn học có ý kiến trái chiều.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học

tập

- Nội dung: không trình bày được quan điểm

cá nhân.

1