BÀI SOẠN MINH HỌA
1
BÀI 1. BẦU TRỜI TUỔI THƠ
(13 tiết)
A. MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài 1. Bầu trời tuổi thơ, học sinh (HS) có thể:
I. Về năng lực
1. Năng lực đặc thù (năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học)
– Nêu được ấn tượng chung về văn bản (VB) và những trải nghiệm giúp bản thân hiểu
thêm VB.
– Nhận biết được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật và tính cách nhân
vật trong truyện.
– Hiểu được tác dụng của việc dùng cụm từ để mở rộng thành phần chính và mở rộng
trạng ngữ trong câu.
– Biết tóm tắt một văn bản theo những yêu cầu khác nhau về độ dài.
– Trình bày được ý kiến về một vấn đề đời sống, tóm tắt được các ý chính do người
khác trình bày.
2. Năng lực chung (năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo)
– Biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp; thực hiện được các nhiệm vụ
học tập theo nhóm.
– Biết phân tích, tóm tắt những thông tin liên quan từ nhiều nguồn khác nhau.
II. Về phẩm chất
Biết yêu quý tuổi thơ và trân trọng giá trị của cuộc sống.
B. PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN VÀ CHUẨN BỊ CỦA HỌC SINH
Nội dung dạy học
Phương pháp,
phương tiện
Chuẩn bị trước giờ
học của HS
Đọc hiểu
Văn bản 1: Bầy chim
chìa vôi
(3 tiết)
– Phương pháp: đọc sáng
tạo, gợi tìm, tái tạo, làm
việc nhóm,…
– Phương tiện: SGK, máy
tính, máy chiếu, phiếu học
tập.
– Đọc trước phần Tri thức
Ngữ văn trong SGK (tr.10).
– Thực hiện phiếu học tập số
1, 2.
1
Kế hoạch bài dạy này do một giáo viên (GV) đang dạy SGK Ngữ văn 6, bộ sách Kết nối tri thức với cuộc
sống biên soạn. Mỗi bài học có thể có những phương án tổ chức dạy học khác nhau. Vì vậy, quý thầy cô chỉ
nên xem đây là một “kịch bản” tham khảo.
1