Tuần 19+ 20+ 21
Soạn: 12/1/2021- Dạy: / 1/ 2022
Tuần 19:
CHỦ ĐỀ: CÂU HỎI TU TỪ TRONG VĂN BẢN TRỮ TÌNH
(NHỚ RỪNG, ÔNG ĐỒ, CÂU NGHI VẤN)
A- Mục tiêu cần đạt: Học xong bài học, HS đạt được:
1- Kiến thức:
- Sơ giản về phong trào Thơ mới.
- Chiều sâu tư tưởng yêu nước thầm kín của lớp thế hệ trí thức Tây học chán ghét thực
tại, vươn tới cuộc sống tự do.
- Thấy được môi trường rừng, động vật của nước ta hiện nay đang bị tàn phá một
cách nghiêm trọng.
- Cảm nhận được tình cảnh tàn tạ của nhân vật ông đồ, qua đó, thấy được niềm cảm
thương và nỗi tiếc nhớ ngậm ngùi của tác giả đối với cảnh cũ, người xưa gắn liền với một
nét đẹp văn hoá cổ truyền.
- Hình tượng nghệ thuật độc đáo, có nhiều ý nghĩa của bài thơ “ Nhớ rừng”, Ông đồ.
+ Học sinh hiểu rõ đặc điểm hình thức của câu nghi vấn. Phân biệt câu nghi vấn với các
kiểu câu khác.
+ Hiểu rõ câu nghi vấn không chỉ dùng để hỏi mà còn dùng để cầu khiến khằng định, phủ
định, đe doạ, bộc lộ tình cảm, cảm xúc.
2- Về năng lực:
- Nhận biết tác phẩm thơ lãng mạn.
- Đọc diễn cảm tác phẩm thơ hiện đại viết theo bút pháp lãng mạn.
- Phân tích được những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm.
- Biết cách lồng ghép kiến thức về môi trường.
- Biết sử dụng câu nghi vấn phù hợp với tình huống giao tiếp.
- Vận dụng kiến thức đã học về câu nghi vấn để đọc hiểu và tạo lập văn bản.
3- Về phẩm chất:
- Qua bài thơ, giáo dục lòng yêu nước, yêu tự do.
- Trân trọng, bảo tồn, phát huy nét đẹp văn hóa của dân tộc.
- Giáo dục ý thức bảo vệ rừng, bảo vệ động vật cho HS.
- Yêu nước, chăm chỉ , trách nhiệm.
B- Thiết bị và học liệu dạy học:
- GV: Soạn giáo án. GSK, SGV
- HS: Chuẩn bị SGK, đồ dùng học tập, soạn bài đầy đủ.
C- Tổ chức các hoạt động dạy và học:
HĐ 1: Mở đầu.
a- Mục đích: Củng cố lại kiến thức tiết học trước, tạo cảm hứng cho hs
b- Nội dung: Vận dụng kiến thức đã học áp dụng thực hiện nội dung
c- Sản phẩm: Dự đoán của HS
d- Tổ chức thực hiện:
- Ổn định tổ chức
- Kiểm tra bài cũ: ( Kiểm tra sự chuẩn bị bài mới, SGK)
- Khởi động vào bài:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
Phiếu học tập số 1
1