Giáo án Ngữ Văn 8 sách cũ Word Và PPT TUẦN 26.doc

Không thẻ bỏ qua các nhóm để nhận nhiều tài liệu hay 1. Ngữ văn THPT 2. Giáo viên tiếng anh THCS 3. Giáo viên lịch sử 4. Giáo viên hóa học 5. Giáo viên Toán THCS 6. Giáo viên tiểu học 7. Giáo viên ngữ văn THCS 8. Giáo viên tiếng anh tiểu học 9. Giáo viên vật lí Xem trọn bộ BỘ SƯU TẬP GIÁO ÁN NGỮ VĂN 8 WORD VÀ PPT . Để tải trọn bộ chỉ với 50k hoặc 200K để sử dụng toàn bộ kho tài liệu, vui lòng liên hệ qua Zalo 0388202311 hoặc Fb: Hương Trần.

Spinning

Đang tải tài liệu...

Soạn: 9/ 03/ 2022- Dạy: / 03/ 2022

Tuần 26- Tiết 101- Tiếng Việt:.

CÂU PHỦ ĐỊNH

A- Mục tiêu cần đạt: Học xong bài học, HS đạt được:

1- Kiến thức:

- Học sinh hiểu rõ đặc điểm hình thức của câu phủ định.

- Nắm vững chức năng của câu phủ định.

2- Về năng lực:

- HS biết sử dụng câu phủ định phù hợp với tình huống giao tiếp.

- Có năng lực tự quản, năng lực giải quyết vấn đề, sử dụng Tiếng Việt.

3- Về phẩm chất: Có trách nhiệm với công việc được giao, chăm chỉ học bài, tìm tòi

tư liệu liên quan đến bài học.

B- Thiết bị và học liệu:

- Thầy : Giáo án, sgk, sgv.

- Trò : Vở ghi, vở bài tập, sgk.

C- Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học.

Hoạt động 1: Mở đầu.

a- Mục tiêu: tạo tâm thế, kết nối với bài mới.

b- Nội dung: Hs vận dụng kiến thức hiểu biết để thực hiện.

c- Sản phẩm: Trình bày miệng.

d- Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

* Ổn định tổ chức.

? Nêu đặc điểm chức năng của câu Trần thuật? Cho VD?

? Làm bài tập 4: ( SGK)

* Khởi động vào bài mới:

Em hãy xác định những câu viết về hậu quả của hai nhà Đinh - Lê khi không dời đô

trong đoạn trích sau:

“…Thế mà hai nhà Đinh, Lê lại theo ý riêng mình, khinh thường mệnh trời, không noi

theo dấu cũ của Thương, Chu, cứ đóng yên đô thành ở nơi đây, khiến cho triều đại

không được lâu bền,số phận ngắn ngủi, trăm họ phải hao tổn, muôn vật không được

thích nghi…”

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

Học sinh tiếp nhận và trả lời:

Bước 3: Báo cáo, thảo luận.

Bước 4: Kết luận nhận định.

- Gv dẫn vào bài:

GV: Câu gạch chân có chứa từ ”không” dùng để xác nhận hậu quả sự việc nhà Đinh

Lê không không chịu dời đô người ta gọi là câu phủ định. Vậy câu phủ định là gì,

chúng ta cùng đi tìm hiểu trong bài học hôm nay:

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới.

a - Mục tiêu: Hs nắm được đặc điểm hình thức, chức năng chính của câu phủ định .

b- Nội dung: Hs vận dụng sgk, vận dụng kiến thức hiểu biết để thực hiện.

c- Sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng phiếu học tập, câu trả lời của HS.

d- Tổ chức thực hiện:

HĐ CỦA GV VÀ HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1.

I- Đặc điểm hình thức và chức năng:

98