Soạn: 26/ 4/ 2022- Dạy: / 5/ 2022
Tuần 33- Tiết 129,130- Tiếng Việt:
LUYỆN TẬP ĐƯA YẾU TỐ TỰ SỰ VÀ MIÊU TẢ
VÀO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
A- Mục tiêu cần đạt: Qua tiết học HS sẽ:
1- Kiến thức:
- Củng cố chắc chắn hơn những hiểu biết về các yếu tố tự sự và miêu tả trong
văn nghị luận mà các em đã học trong tiết TLV trước.
- Vận dụng những hiểu biết đó để tập đưa các yếu tố tự sự và miêu tả váo một
đoạn, một bài văn nghị luận có đề tài gần gũi, quen thuộc.
2- Về năng lực :
- Hình thành năng lực tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL thưởng thức
văn học, cảm thụ thẩm mĩ.
3- Về phẩm chất: trách nhiệm với công việc được giao, chăm chỉ học bài, làm
bài tập cô giao.
B- Thiết bị và học liệu :
- Thầy : Giáo án, sgk, sgv, bình giảng văn học.
- Trò : Chuẩn bị bài, sgk, vở bài tập, vở ghi.
C- Tổ chức các hoạt động dạy học.
Hoạt động 1: Mở đầu
a- Mục tiêu: kiểm tra bài cũ, tạo tâm thế kết nối với bài mới.
b- Nội dung: Hs vận dụng sgk, vận dụng kiến thức hiểu biết để thực hiện.
c- Sản phẩm: câu trả lời cá nhân.
d- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
* Ổn định tổ chức.
* Kiểm tra bài cũ.
? Tác dụng của việc đưa yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận ?
* Khởi động vào bài mới:
- GV đưa ra tình huống:
? Trong bài văn nghị luận, có bao giờ chỉ thuần túy phương thức nghị luận
không?
? Ngoài yếu tố miêu tả đã được học ở bài trước, văn nghị luận đòi hỏi thêm
yếu tố gì?
( HS tự bộc lộ)
- Gv dẫn vào bài.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ.
+ HS làm việc cá nhân.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận.
+ HS báo cáo, nhận xét.
Bước 4: Kết luận nhận định.
- GV dẫn vào bài mới.
Hoạt động 2: Luyện tập.
a- Mục tiêu: củng cố kiến thức đã học ở tiết trước về yếu tố tự sự và miêu tả
trong văn bản nghị luận bằng hệ thống bài tập.