Soạn: 10/ 9/ 2021- Dạy: /9/ 2021
Tuần 3- Tiết 9- Tiếng Việt
TRƯỜNG TỪ VỰNG
A- Mục tiêu cần đạt.
1- Kiến thức: Hiểu được thế nào là trường từ vựng
2- Về năng lực:
- Xác lập các trường từ vựng đơn giản.
- Tập hợp được các từ có chung nét nghĩa vào cùng một trường từ vựng.
- Vận dụng kiến thức về trường từ vựng để đọc- hiểu và tạo lập VB.
3- Về phẩm chất:
- Yêu ngôn ngữ của dân tộc, có trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
- Chăm chỉ tìm tòi vốn từ vựng tiếng Việt trong nói và viết.
* Tích hợp BVMT: phát triển những trường từ vựng về môi trường.
B- Tài liệu và phương tiện.
- Thầy : Hệ thống câu hỏi, bảng phụ, phiếu học tập…
- Trò : Tìm hiểu bài qua SGK.
C- Tổ chức các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Mở đầu.
a- Mục tiêu: tạo vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học
sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến vấn đề học tập
b- Nội dung: HS vận dụng vào kiến thức hiểu biết của mình để trả lời.
c- Sản phẩm: Trình bày miệng cảm xúc của mình.
d- Tổ chức thực hiện:
- GV đưa ra một số từ ngữ:
Trong số những từ sau, từ nào mang nghĩa rộng nhất:
Gia đình, anh, chị, em, bố, mẹ, ông, bà, cô, dì, chú, bác,...?
- HS: Gia đình có nghĩa rộng nhất, bao hàm các nét nghĩa của những từ còn lại.
- GV giới thiệu: Tập hợp của những từ: anh, chị, em, bố, mẹ, ông, bà, cô, dì, chú, bác,...
có nét nghĩa chung nhất là Gia đình. Ta nói rằng " Gia đình ” là trường từ vựng của tập
hợp các từ ngữ trên. Để giúp các em hiểu được Trường từ vựng là gì, ta cùng tìm hiểu bài
học hôm nay.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới:
a- Mục tiêu: Hiểu khái niệm trường từ vựng và cách sử dụng.
b- Nội dung: Kiến thức về trường từ vựng.
c- Sản phẩm: Phiếu học tâp cá nhân, bảng kết quả hoạt động nhóm.
d- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
- HS đọc ví dụ.
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
1/ Các từ in đậm dùng để chỉ đối
I- Thế nào là trường từ vựng.
1- Khái niệm:
a- Tìm hiểu VD.
- Các từ : Mặt, mắt, da, gò má, đầu đùi, cánh
26