Nguyễn Duy thuộc thế hệ làm thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến
chống Mĩ. Vừa mới xuất hiện, Nguyễn Duy đã nổi tiếng với bài thơ Tre Việt
Nam. Bài Hơi ấm ổ rơm của anh đã từng đoạt giải thưởng báo Văn Nghệ.
Hiện nay, Nguyễn Duy vẫn tiếp tục sáng tác. Anh viết đều và khỏe. Ánh
trăng là một trong những bài thơ của anh được nhiều người ưa thích bởi tình
cảm chân thành, sâu sắc, tứ thơ bất ngờ mới lạ.
Hai khổ thơ đầu tác giả nhắc đến những kỉ niệm đẹp:
Hồi nhỏ sống với đồng với sông rồi với bể hồi chiến tranh ởrừng vầng trăng
thành tri kỉ.
Trăng gắn bó với tác giả ngay từ thời thơ ấu. Trăng gắn với đồng ruộng,
dòng sông, biển cả. Dù ở đâu, đi đâu trăng cũng ở bên cạnh. Nhưng phải đến
khi ở rừng nghĩa là lúc tác giả sống trên tuyến đường Trường Sơn xa gia
đình, xa quê hương, vầng trăng mới thành “tri kỉ'. Trăng với tác giả là đôi
bạn không thể thiếu nhau. Trăng chia ngọt sẻ bùi, trăng đồng cam cộng khổ.
Tác giả khái quát vẻ đẹp của trăng, khẳng định tình cảm yêu thương, quý
trọng của mình đối với trăng:
Trần trụi với thiên nhiên
hồn nhiên như cây cỏ ngỡ không bao giờ quên cái vầng trăng tình nghĩa.
Trăng có vẻ đẹp vô cùng bình dị, một vẻ đẹp không cần trang sức, đẹp một
cách vô tư, hồn nhiên. Trăng tượng trưng vẻ đẹp thiên nhiên nên trăng hóa
vào thiên nhiên, hòa vào cây cỏ. “ Vầng trăng tình nghĩa" bởi trăng từng
chia ngọt sẻ bùi, đồng cam cộng khổ, bởi trăng là người bạn, tri âm, tri kỉ
như tác giả đã nói ở trên.
Ây thế mà có những thời gian tác giả tự thú là mình đã lãng quên cái "vầng
trăng tình nghĩa" ấy:
Từ hồi về thành phô' quen ánh điện, cửa gương vầng trăng đi qua ngõ như
người dưng qua đường.
Trước đây, tác giả sống với sông, với bể, với rừng, bây giờ môi trường sống
đã thay đổi. Tác giả về sống ở thành phố. Đời sống cũng thay đổi theo,
“quen ánh điện, cửa gương'. “Ánh điện", “cửa gương' tượng trưng cho cuộc
sống sung túc, đầy đủ sang trọng... dần dần "cái vầng trăng tình nghĩa" ngày