Soạn: 24/ 11/ 2021- Dạy: /11 / 2021
Tuần 13- Tiết 61- Tập làm văn.
NGHỊ LUẬN TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ( tiếp).
Hoạt động 2: Luyện tập
a- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức vào làm bài tập.
b- Nội dung: kiến thức về nghị luận trong văn bản Tự sự.
c- Sản phẩm: Phiếu học tập cá nhân, bài viết cá nhân.
d- Tổ chức thực hiện.
B1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- Y/c Hs đọc bài tập 1,2
- Làm bài tập 1,3.
B2: Thực hiện nhiệm vụ:
+ HĐ cá nhân 10/bài’;
B3: Báo cáo, thảo luận:
+ HS báo cáo.
+ HS khác nhận xét bổ sung.
B4: Kết luận, nhận định:
II- Luyện tập.
Bài 1: Lời văn trong đoạn trích là lời của ông
giáo đang thuyết phục chính mình, tin vào con
người, tin vào bản chất tốt đẹp của con người.
Bài 2: Trong đoạn thơ, Hoạn Thư tỏ ra rất
khôn ngoan, tìm những lời lẽ sắc bén để biện
minh cho mình rằng việc ghen tuông là
chuyện thường tình.
Sau lời lẽ đó, Hoạn Thư tìm chứng lí về
cách đối xử hậu hĩnh của mình ( " Nghĩ cho
khi gác viết kinh….chẳng theo") để mong gỡ
tội-> Mụ là người không chỉ khôn ngoan còn
có những lời lẽ có vẻ thấu tình đạt lí… Cách
thưa gửi của Hoạn Thư mềm mỏng khiến cho
cuộc tự cứu mình của Hoạn Thư diễn ra rất
ngoạn mục. Một mình mụ đóng cả hai vai: bị
cáo và luật sư. Cuối cùng bằng tấm lòng
khoan dung, độ lượng, Kiều đã tha cho mụ.
Hoạt động 4: Vận dụng :
a- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức về Nghị luận, viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố
nghị luận.
b- Nội dung: kiến thức về nghị luận trong văn bản Tự sự.
c- Sản phẩm: bài viết cá nhân.
d- Tổ chức thực hiện.
B1: Chuyển giao nhiệm vụ:
Em hãy viết một đoạn văn cho đề sau:
Đóng vai người lính lái xe trong bài thơ về tiểu đội xe không kính để kể lại những
ngày tháng hào hùng của những năm kháng chiến chống Mĩ?
B2: Thực hiện nhiệm vụ:
+ HĐ cá nhân 3’;
B3: Báo cáo, thảo luận:
+ HS báo cáo.
+ HS khác nhận xét bổ sung.
B4: Kết luận, nhận định:
* Hướng dẫn về nhà.
174