Soạn: 10/ 01/ 2022- Dạy: / 01/ 2022
Tuần 19+20+21
CHỦ ĐỀ:
ĐỌC HIỂU VÀ LÀM VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI.
A- Mục tiêu cần đạt.
1- Về kiến thức .
- Nắm chắc ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đọc sách; phương pháp đọc sách có hiệu
quả; hiểu và cảm nhận được nghệ thuật lập luận giá trị nội dung và ý nghĩa thực tiễn của
văn bản.
- Đặc điểm, yêu cầu và biết cách làm bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời
sống.
- Đặc điểm, yêu cầu và biết cách làm bài văn về 1 vấn đề tư tưởng, đạo lí.
* Tích hợp quy trình viết bài TLV Nghị luận về sự việc hiện tượng trong đời sống
và Nghị luận về tư tưởng, đạo lí.
2- Về năng lực.
- Biết cách đọc- hiểu một văn nghị luận với các đặc điểm : Nhận ra đối tượng nghị luận,
bố cục chặt chẽ, hệ thống luận điểm rõ ràng.
- Biết làm bài văn về một sự việc, hiện tượng đời sống và một tư tưởng đạo lí theo quy
trình các bước.
3- Về phẩm chất.
- Yêu tri thức cha ông để lại.
- Trách nhiệm đọc sách để giữ gìn vốn tri thức, văn hóa của dân tộc.
- Chăm chỉ học tập và rèn luyện để làm văn nghị luận.
B- Tài liệu và phương tiện.
- Thầy: Giáo án, sgk, sgv, bình giảng văn học, Những bài làm văn chọn lọc.
- Trò : Chuẩn bị bài, sgk, vở bài tập, vở ghi.
C- Tổ chức các hoạt động dạy học.
Hoạt động 1: Mở đầu.
a- Mục tiêu: Tạo tâm thế kết nối vào bài mới.
b- Nội dung: Kiến thức liên quan đến bài Bàn về đọc sách.
c- Sản phẩm: câu trả lời cá nhân.
d- Tổ chức thực hiện:
1- Ổn định tổ chức.
2- Khởi động vào bài mới:
B1: Chuyển giao nhiệm vụ:
? Em có thường hay xem chương trình Mỗi ngày một cuốn sách không? Theo em,
chương trình ấy được đưa ra nhằm mục đích gì ?
? Hãy nói về cách đọc sách mà em vẫn thường đọc ?
- GV dẫn vào bài.
B2: Thực hiện nhiệm vụ:
+ HĐ cá nhân 2’;
B3: Báo cáo, thảo luận:
+ HS báo cáo.
+ HS khác nhận xét bổ sung.
1