KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 3
BÀI 1: ĐỌC: CẬU HỌC SINH MỚI (Tiết 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù.
-
Nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài đọc qua tên bài và
tranh minh họa.
- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; bước
đầu đọc lời các nhân vật và lời người dẫn chuyện với giọng phù hợp; trả lời
được các câu hỏi tìm hiểu bài. Hiểu được nội dung bài đọc: Gia đình và thầy
giáo đều hài lòng vì Lu-i Pa-xtơ vừa chăm chỉ học tập, và biết dành thời gian
cùng các bạn tham gia những trò chơi thú vị.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất yêu nước: Kính trọng, biết ơn người lao động, người có công với
quê hương, đất nước.
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để
hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV:
SHS, VBT, SGV.
+ Ti vi/ máy chiếu/ bảng tương tác, tranh ảnh SHS phóng to (nếu được).
- HS:
Sách, vở bài tập, bảng con, bút màu …
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Hoạt động khởi động: (5 phút)
* Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học.
* Phương pháp:
Đàm thoại, trực quan, vấn đáp…
* Hình thức:
thảo luận nhóm đôi.
- GV giới thiệu tên chủ điểm và nêu cách hiểu hoặc
suy nghĩ của em về tên chủ điểm Mái trường mến
yêu.
- HS lắng nghe và nêu cách hiểu
của mình về chủ điểm.