KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 3 – TUẦN 32
BÀI 2: HƯƠNG VỊ TẾT BỐN MÙA
(Tiết 1/3) SGK /trang 109-111
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù.
1.1 Đọc:
- Giới thiệu được với bạn một món ăn ngày Tết ở quê em theo gợi ý; nêu
được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài đọc qua tên bài.
- Ðọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; trả lời
được các câu hỏi tìm hiểu bài; hiểu được nội dung bài đọc: Mỗi đất nước đều
có món ăn truyền thống làm nên hương vị Tết độc đáo, riêng biệt. Món ăn
ngày Tết còn tạo nên mối quan hệ gắn kết giữa nhũng người thân trong gia
đình, bè bạn và hàng xóm láng giềng.
- Nói được vài điều về một món bánh quen thuộc của Việt Nam mà em biết.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được
nội dung bài.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất yêu nước: Biết yêu cảnh đẹp, thiên nhiên qua bài tập đọc.
- Phẩm chất nhân ái:
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Vật thật, tranh ảnh, video clip một số món ăn ngày Tết ở các địa phương.
– Bảng phụ ghi nội dung giới thiệu món ăn của Lào và Mê-hi-cô.
– Tranh ảnh, video clip một số loại bánh, cách làm bánh,...
- HS mang tới lớp sách truyện hoặc tờ quảng cáo, nội dung quảng cáo một bộ
phim hoạt hình mình thích.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Hoạt động khởi động: (5 phút)