Giáo án Tiếng Việt 3 KNTT word Tuần 25.docx

Không thẻ bỏ qua các nhóm để nhận nhiều tài liệu hay 1. Ngữ văn THPT 2. Giáo viên tiếng anh THCS 3. Giáo viên lịch sử 4. Giáo viên hóa học 5. Giáo viên Toán THCS 6. Giáo viên tiểu học 7. Giáo viên ngữ văn THCS 8. Giáo viên tiếng anh tiểu học 9. Giáo viên vật lí Xem trọn bộ BỘ SƯU TẬP GIÁO ÁN TIẾNG VIỆT 3 KNTT WORD . Để tải trọn bộ chỉ với 50k hoặc 200K để sử dụng toàn bộ kho tài liệu, vui lòng liên hệ qua Zalo 0388202311 hoặc Fb: Hương Trần.

Spinning

Đang tải tài liệu...

Tuần 25.docx

TUẦN 25

TIẾNG VIỆT

CHỦ ĐỀ 2: BÀI HỌC TỪ CUỘC SỐNG

Bài 13: MÈO ĐI CÂU CÁ (T1+2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù.

- Học sinh đọc đúng từ khó, biết đọc bài thơ Mèo đi câu cá của Thái Hoàng Linh( ngắt

nghỉ, nhấn giọng phù hợp)

- Nắm được diễn biến sự việc cùng suy nghĩ của các nhân vật trong bài thơ tự sự Mèo

đi câu cá.

- Hiểu điều tác giả muốn nói qua câu chuyện anh em mèo trắng đi câu.

- Hiểu nội dung bài: Trong hoạt động tập thể, chúng ta phải tích cực tham gia, không

được dựa dẫm vào người khác. Chỉ như thế, công việc mới có kết quả tốt đẹp.

- Nói và nghe theo chủ điểm Cùng vui làm việc, tìm ra những điểm lưu ý khi muốn

làm việc nhóm hiệu quả.

- Kể với người thân về một việc cùng làm với các bạn và cảm thấy rất vui

- Phát triển năng lực ngôn ngữ.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung

bài.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất yêu nước: Trong hoạt động tập thể, chúng ta phải tích cực tham gia,

không được dựa dẫm vào người khác

- Phẩm chất nhân ái: Tích cực tham gia các hoạt động tập thể

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động.

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành: