TUẦN 29
TIẾNG VIỆT
CHỦ ĐỀ 4: ĐẤT NƯỚC NGÀN NĂM
Bài 19: SÔNG HƯƠNG (T1+2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù.
- Học sinh đọc đúng từ câu, đoạn và toàn bộ văn bản Sông Hương.
- Bước đầu biết thể hiện ngữ điệu khi đọc bài văn miêu tả, biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu
- Nhận biết được vẻ đẹp của bức tranh phong cảnh sông Hương ở cái nhìn bao quát và từng
thời điểm khác nhau ( ban ngày, ban đêm, mùa hè và các mùa trong năm).
- Hiểu suy nghĩ, cảm xúc, sự gắn bó của tác giả với sông Hương ở những thời điểm khác
nhau.
- Hiểu nội dung bài: Sông Hương là một “đặc ân của thiên nhiên dành cho Huế”, tô điểm
thêm vẻ đẹp của xứ Huế.
- Nhận biết được những từ ngữ tả màu sắc, những câu văn có sử dụng biện pháp so sánh
được tác giả sử dụng để tả sông Hương.
- Nghe kể câu chuyện Sơn Tinh , Thủy Tinh; kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa vào
tranh và câu hỏi gợi ý ( không bắt buộc kể đúng nguyên văn câu chuyện theo lời kể của
GV)
- Bồi dưỡng tình yêu đối với quê hương, đất nước.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất yêu nước: Yêu quê hương, đất nước
- Phẩm chất nhân ái: Tích cực tham gia các hoạt động tập thể
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động.
- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
- Cách tiến hành:
- GV hỏi:
+ Nhắc lại tên bài học Núi quê tôi và nói về
một số điều thú vị trong bài học đó
- GV Nhận xét, tuyên dương.
+ Kể về một dòng sông mà em biết
( Gợi ý: Đó là dòng sông nào? Dòng sông ấy ở
- HS tham gia trò chơi
+ 2 HS trả lời
+ HS kể về một dòng sông theo gợi ý
- HS lắng nghe.