HỆ THỐNG TIẾNG VIỆT THCS
Tên bài
Kiến thức cơ bản
Ví dụ
I.
TỪ LOẠI
1.Danh từ: từ chỉ người, sự vật, hiện tượng,
khái niệm…
-2 loại: DT chỉ sự vật: (DT chung, DT riêng)
DT đơn vị: (đứng trước DT sự vật)
-DT sự vật: bông hoa, học sinh, trí tuệ,…, Hồ Chí
Minh, ..
-DT đơn vị: chục, cặp, tá,… mét, lít, ki-lô-gam…, nắm,
mớ, đàn…
2.Động từ: từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự
vật
-2 loại: ĐT tình thái (có ĐT khác đi kèm);
ĐT chi hoạt động, trạng thái.
- ĐT tình thái: dám, khiến, định, toan, …
-ĐT hoạt động, trạng thái: đi, chạy, nhức, nứt, …
3.Tính từ
:
từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự
vật, hiên tượng…
VD; đẹp, thông minh,..
4.Số từ: từ chỉ số lượng và thứ tự của sự vật,
sự việc…
-ST chỉ số lượng: đứng trước danh từ
-ST chỉ thứ tự: đứng sau danh từ
VD: một canh, hai canh..
VD: canh bốn, canh năm
5.Lượng từ: từ chỉ lượng ít hay nhiều của sự
vật…
Tất cả, mọi, những, mấy, vài, dăm, từng, các, mỗi..
6.Phó từ: từ chuyên đi kèm với động từ, tính
từ để bổ sung ý nghĩa cho nó
VD: đã-đang-sẽ, rất-lắm-quá, cũng-từng, không-chưa-
chẳng, được…
7.Đại từ: từ dùng để trỏ người, sự vật,…
hoặc dùng để hỏi
-ĐT để trỏ: tôi, ta, nó, họ, hắn…; bấy nhiêu,
-ĐT để hỏi: bao nhiêu, gì, ai, sao, thế nào...
8.Chỉ từ: từ dùng để trỏ vào sự vật nhằm xác
định vị trí của sự vật trong không gian, thời
gian.
-này, kia, ấy, nọ
9.Quan hệ từ: từ dùng để biểu thị ý nghĩa
quan hệ như so sánh, sở hữu, nhân quả... giữa
các bộ phận của câu hoặc giữa các câu trong
một đoạn văn.
-và, nhưng, bởi vì, nếu, như, của...
-tuy...nhưng, không những...mà còn, vì...nên,..
10.Trợ từ: từ chuyên đi kèm với một số từ
ngữ để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh
giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó
-ăn những hai bát cơm, ăn có hai bát cơm, chỉ ba
đứa,đi ngay, chính nó, ..
11.Thán từ: từ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm
xúc hoặc để gọi đáp.
-a, ái, ôi, ô hay, than ôi,...
-này, ơi, vâng, dạ…
12.Tình thái từ: từ dùng để thêm vào câu để
tạo nên câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm
thán hoặc biểu thị sắc thái tình cảm của người
nói.
-à, ư, hử, nhỉ, chăng, chứ (nghi vấn)
-đi, nào, với (cầu khiến)
-thay, sao... (cảm thán)
-ạ, nhé, cơ mà... (sắc thái tình cảm)
II.
PHÂN
LOẠI TỪ
THEO
CẤU
TẠO
1.Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt
câu.
2.Từ có 2 loại: Từ đơn, từ phức
-Từ đơn: có 1 tiếng
-Từ phức: có 2 tiếng trở lên.
+Từ ghép: các tiếng có quan hệ với nhau về
nghĩa (từ ghép chính phụ, từ ghép đẳng lập)
+Từ láy: giữa các tiếng có sự láy âm. (từ láy
toàn bộ, từ láy bộ phận
-Từ đơn: mẹ, bàn, trường, học, ngã...
-Từ ghép chính phụ: nhà máy, xanh ngắt
-Từ ghép đẳng lập: học hành, thầy trò, chạy nhảy
-Từ láy toàn bộ: xanh xanh, đèm đẹp, xôm xốp... (có
thể đổi thanh điệu hoặc đổi phụ âm cuối ở tiếng đứng
trước)
-Từ láy bộ phận: nhanh nhẹn, rón rén, lăn tăn...
III.
PHÂN
LOẠI TỪ
THEO
NGUỒN
GỐC
1.Từ thuần Việt: từ do nhân dân ta sáng tạo
ra.
2.Từ mượn: từ mượn của tiếng nước ngoài...
Có 2 loại:
-Từ mượn gốc Hán (từ gốc Hán, từ Hán Việt)
-Từ mượn các ngôn ngữ khác:
-sứ giả, giang sơn...
-ra-đi-ô; mít tinh...