Hướng Dẫn Ôn Luyện Thi Vào Lớp 10 Môn Ngữ Văn

Chuyennguvan xin gửi đến bạn đọc Hướng Dẫn Ôn Luyện Thi Vào Lớp 10 Trung Học Phổ Thông Môn Ngữ Văn. Hướng Dẫn Ôn Luyện Thi Vào Lớp 10 Trung Học Phổ Thông Môn Ngữ Văn là tài liệu quan trọng, hữu ích cho việc dạy Văn 9 và ôn thi vào 10. Đây là bộ tài liệu rất hay giúp đạt kết quả cao trong học tập. Hay tải ngay Hướng Dẫn Ôn Luyện Thi Vào Lớp 10 Trung Học Phổ Thông Môn Ngữ Văn. Chueynnguvan luôn đồng hành cùng bạn. Chúc bạn thành công!!!!.

Để tải trọn bộ chỉ với 50k hoặc 200K để sử dụng toàn bộ kho tài liệu, vui lòng liên hệ qua Zalo 0363041563 hoặc FB: Quoc Cuong.

Spinning

Đang tải tài liệu...

Để tải trọn bộ chỉ với 50k hoặc 200K để sử dụng toàn bộ kho tài liệu, vui lòng liên hệ qua Zalo 0363041563 hoặc FB: Quoc Cuong.

PHẦN I

KHÁI QUÁT KIẾN THỨC CƠ BẢN 

A. PHẦN VĂN BẢN 

1. Truyện trung đại 

- Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ) : Qua câu chuyện về cuộc đời và cái chết thương tâm 

của Vũ Nương, tác phẩm thể hiện niềm cảm thương đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ Việt 

Nam dưới chế độ phong kiến, đồng thời khẳng định vẻ đẹp truyền thống của họ. Đây là một áng văn 

hay, thành công về nghệ thuật dựng truyện, miêu tả nhân vật, kết hợp tự sự với trữ tình. 

- Hoàng lê nhất thống chí, hồi 14 (Ngô gia văn phái): Với quan điểm lịch sử đúng đắn và niềm tự hào 

dân tộc, các tác giả đã tái hiện chân thực hình ảnh người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ qua chiến công 

thần tốc đại phá quân Thanh, sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh và số phận bi đát của vua tôi Lê 

Chiêu Thống. 

- Truyện Kiều (Nguyễn Du) là kiệt tác số một của văn học dân tộc. Tác phẩm thể hiện giá trị hiện thực 

và nhân đạo sâu sắc. Đồng thời, là sự kết tinh thành tựu về ngôn ngữ, thể loại. Các đoạn trích đã góp 

phần làm sáng tỏ những giá trị sâu sắc của Truyện Kiều. Đó là bút pháp nghệ thuật ước lệ để khắc họa 

chân dung Chị em Thúy Kiều, từ đó ca ngợi vẻ đẹp, tài năng của con người và dự cảm về kiếp người tài 

hoa bạc mệnh. Đó lại là bức tranh thiên nhiên, lễ hội của mùa xuân tươi đẹp, trong sáng được gợi lên 

qua từng bút pháp miêu tả giàu chất tạo hình ở đoạn trích Cảnh ngày xuân. Đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng 

Bích là một trong những đoạn miêu tả nội tâm nhân vật thành công nhất trong Truyện Kiều, đặc biệt là 

bút pháp tả cảnh ngụ tình; đồng thời còn cho thấy cảnh ngộ cô đơn buồn tủi và tấm lòng thủy chung, 

hiếu thảo của Thúy Kiều. 

- Truyện Lục Vân Tiên (Nguyễn Đình Chiểu) là tác phẩm sâu sắc nhất của nhà thơ mù đất Bến Tre. 

Đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyện Nga thể hiện khát vọng hành đạo giúp đời và khắc họa 

những phẩm chất đẹp đẽ của Lục Vân Tiên (tài ba, dũng cảm, trọng nghĩa, khinh tài) và Kiều Nguyệt 

Nga (hiền hậu, nết na, ân tình). 

2. Truyện hiện đại 

- Làng (Kim Lân) ra đời 1948. Qua tâm trạng đau xót, tủi hổ của ông Hai ở nơi tản cư khi nghe tin đồn 

làng mình theo giặc, truyện thể hiện tình yêu làng quê sâu sắc thống nhất với lòng yêu nước và tinh thần 

kháng chiến của người nông dân. Tác giả đã thành công trong việc xây dựng tình huống truyện, trong 

nghệ thuật miêu tả tâm lí và ngôn ngữ nhân vật. 

- Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long) là kết quả chuyến đi lên Lào Cai của tác giả trong mùa hè 1970. 

Từ cuộc gặp gỡ tình cờ của ông họa sĩ, cô kĩ sư mới ra trường với người thanh niên làm việc một mình 

tại trạm khí tượng trên núi cao Sa Pa, truyện đã khẳng định vẻ đẹp của con người lao động và ý nghĩa 

của nững công việc thầm lặng. Truyện đã xây dựng được tình huống hợp lí, cách kể chuyện tự nhiên, 

có sự kết hợp giữa tự sự, trữ tình với bình luận. 

- Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng) được viết năm 1996. Bằng việc sáng tạo tình huống bất ngờ mà 

hợp lí, đoạn trích đã thể hiện thật cảm động tình cha con sâu nặng và cao đẹp trong cảnh ngộ éo le của 

chiến tranh. Truyện đã thành công trong việc miêu tả tâm lí và xây dựng tính cách nhân vật, đặc biệt là 

nhân vật bé Thu. 

- Bến quê (Nguyễn Minh Châu) in trong tập truyện cùng tên, xuất bản năm 1985. Qua những cảm xúc và 

suy ngẫm của nhân vật Nhĩ vào lúc cuối đời trên giường bệnh, truyện thức tỉnh ở mọi người sự trân 

trọng những giá trị và vẻ đẹp bình dị, gần gũi của cuộc sống của quê hương. Nghệ thuật truyện nổi bật ở 

sự miêu tả tâm lí tinh tế, nhiều hình ảnh giàu tính biểu tượng, cách xây dựng tình huống trần thuật theo 

dòng tâm trạng của nhân vật. 

- Những ngôi sao xa xôi (Lê Minh Khuê) ra đời năm 1971, kể về cuộc sống, chiến đấu của ba cô gái 

thanh niên xung phong trên một cao điểm ở tuyến đường Trường Sơn trong những năm chiến tranh 

chống Mĩ cứu nước. Truyện làm nổi bật tâm hồn trong sáng, giàu mơ mộng, tinh thần dũng cảm, cuộc 

sống chiến đấu đầy gian khổ, hi sinh nhưng rất hồn nhiên, lạc quan của họ. Truyện sử dụng vai kể là 

nhân vật chính, có cách kể chuyện tự nhiên, ngôn ngữ sinh động, trẻ trung và đặc biệt thành công về 

nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật. 

3. Thơ hiện đại 

- Đồng chí (Chính Hữu) được trích từ tập thơ Đầu súng trăng treo. Đây là một trong những tác phẩm 

tiêu biểu nhất viết về người lính cách mạng của văn học thời kháng chiến chống Pháp. Chính Hữu đã thể 

hiện hình tượng người lính cách mạng và sự gắn bó keo sơn của họ qua những chi tiết, hình ảnh, ngôn 

ngữ giản dị, chân thực, cô đọng, giàu sức biểu cảm. 

- Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật) xuất hiện trong bối cảnh khốc liệt của cuộc kháng 

chiến chống Mĩ năm 1969. Tác giả đã xây dựng một hình ảnh độc đáo: những chiếc xe không kính. Từ 

đó, bài thơ khắc họa hình ảnh những người lính lái xe ở Trường Sơn trong thời chống Mĩ với tư thế hiên 

ngang, tinh thần lạc quan, dũng cảm, bất chấp khó khăn, nguy hiểm và ý chí chiến đấu giải phóng miền 

Nam. Tác giả đã đưa vào bài thơ chất liệu hiện thực sinh động của cuộc sống ở chiến trường, ngôn ngữ 

và giọng điệu giàu tính khẩu ngữ, tự nhiên, khỏe khoắn. 

- Đoàn thuyền đánh cá (Huy Cận) được hoàn thành sau chuyến đi thực tế dài ngày ở vùng mỏ Quảng 

Ninh vào năm 1958. Bài thơ đã khắc họa nhiều hình ảnh đẹp, tráng lệ, thể hiện sự hài hòa giữa thiên 

nhiên và người lao động, bộc lộ niềm vui, niềm tự hào của nhà thơ trước đất nước và cuộc sống. Bài thơ 

có nhiều sáng tạo trong việc xây dựng hình ảnh bằng liên tưởng, tưởng tượng phong phú, độc đáo; có 

âm hưởng khỏe khoắn, hào hùng, lạc quan. 

- Bếp lửa (Bằng Việt) ra đời năm 1963. Qua hồi tưởng và suy ngẫm của người cháu đã trưởng thành, bài 

thơ gợi lại những kỉ niệm đầy xúc động về người bà và tình bà cháu; đồng thời thể hiện lòng kính yêu, 

trân trọng và biết ơn của người cháu đối với bà và cũng là đối với gia đình, quê hương, đất nước. Bài 

thơ đã kết hợp nhuần nhuyễn giữa biểu cảm với miêu tả, tự sự và bình luận. Đồng thời, đã sáng tạo hình 

ảnh bếp lửa gắn liền với hình ảnh người bà. 

- Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ (Nguyễn Khoa Điềm) được viết năm 1971. Trong gian nan, 

vất vả của cuộc sống ở chiến khu, người mẹ càng dành cho con tình yêu thương thắm thiết, càng ước 

mong con mau lớn khôn, khỏe mạnh, trở thành công dân của một đất nước tự do. Nhà thơ đã thể hiện 

tình yêu thương con gắn với lòng yêu nước, với tinh thần chiến đấu của người mẹ qua một khúc hát ru 

mang giọng điệu ngọt ngào, trìu mến.

- Ánh trăng (Nguyễn Duy) hoàn thành năm 1978. Với giọng điệu tâm tình tự nhiên, hình ảnh giàu tính 

biểu cảm, bài thơ như một lời tự nhắc nhở về những năm tháng gian lao đã qua của cuộc đời người lính 

gắn bó với thiên nhiên, đất nước bình dị, hiền hậu. Bài thơ có ý nghĩa gợi nhắc người đọc về một thái độ 

sống ”Uống nước nhớ nguồn”, ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ.  

- Con cò (Chế Lan Viên) được sáng tác năm 1962. Khai thác hình tượng con cò trong những câu hát ru, 

bài thơ đã ngợi ca tình mẹ và ý nghĩa của lời ru đối với cuộc sống của con người. Bài thơ thành công 

trong việc vận dụng sáng tạo ca dao, có những câu thơ đúc kết được nhiều suy ngẫm sâu sắc. 

- Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải) ra đời tháng 11/1980, không bao lâu trước khi nhà thơ qua đời. Bài thơ 

là tiếng lòng tha thiết yêu mến và gắn bó với đất nước, với cuộc đời; thể hiện ước nguyện chân thành 

của nhà thơ được cống hiến cho đất nước, góp một mùa xuân nho nhỏ của mình vào mùa xuân chung 

của dân tộc. Bài thơ viết theo thể năm tiếng, có nhạc điệu trong sáng, tha thiết, gần gũi với dân ca, nhiều 

hình ảnh đẹp, giản dị, gợi cảm, những so sánh và ẩn dụ sáng tạo. 

- Sang thu (Hữu Thỉnh) được viết năm 1977. Từ cuối hạ sang đầu thu, đất trời có những biến chuyển 

nhẹ nhàng mà rõ rệt. Sự biến chuyển này đã được Hữu Thỉnh gợi lên bằng cảm nhận tính tế qua những 

hình ảnh giàu sức biểu cảm. 

- Nói với con (Y Phương) hoàn thành năm 1980. Qua bài thơ, bằng những từ ngữ, hình ảnh giàu sức gợi 

cảm, tác giả đã thể hiện tình cảm gia đình ấm cúng, ca ngợi truyền thống quê hương và dân tộc, giúp ta 

hiểu thêm về sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của một dân tộc miền núi, gợi nhắc tỉnh cảm gắn bó với truyền 

thống, với quê hương và ý chí vươn lên trong cuộc sống. 

4. Truyện, thơ nước ngoài 

- Cố hương (Lỗ Tấn) là một trong những truyện ngắn nổi tiếng nhất của nhà văn Trung Quốc. Thông 

qua việc thuật lại chuyến về quê lần cuối cùng của nhân vật “tôi”, Lỗ Tấn đã phê phán xã hội phong 

kiến, lễ giáo phong kiến, đặt ra vấn đề con đường đi của nông dân và của toàn xã hội để mọi người suy 

ngẫm. 

- Những đứa trẻ (Mác-xim Go-rơ-ki) là tiểu thuyết tự thuật của nhà văn vĩ đại người Nga. Trong đoạn 

trích, tài năng kể chuyện, tác giả đã thuật lại hết sức sinh động tình bạn thân thiết giữa ông (hồi còn nhỏ) 

với mấy đứa trẻ sống thiếu tình thương (bên hàng xóm), bất chấp những cản trở trong quan hệ xã hội lúc 

bấy giờ. 

- Mây và sóng (Ta-gore) là thi phẩm của nhà thơ hiện đại lớn nhất Ấn Độ. Với hình thức đối ngoại lồng 

trong lời kể của em bé, qua những hình ảnh thiên nhiên giàu ý nghĩa tượng trưng, bài thơ đã ngợi ca tình 

mẫu tử thiêng liêng, bất diệt. 

- Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang trích từ tiểu thuyết Rô-bin-xon Cru-xô (Đe-ni-ơn Đi-phô-Anh). Qua bức 

chân dung tự họa và giọng kể của Rô-bin-xơn, ta hình dung được cuộc sống khó khăn gian khổ và tinh 

thần lạc quan của con người. 

- Bố của Xi-mông trích từ truyện ngắn cùng tên của Guy đơ Mô-pa-xăng (Pháp). Tác giả đã thể hiện sắc 

nét tâm trạng của ba nhân vật Xi-mông, Blăng-sôt, Phi-líp, qua đó nhắc nhở về lòng thương yêu bè bạn, 

mở rộng ra là lòng thương yêu con người, sự thông cảm với những nỗi đau hoặc lỡ lầm của người khác. 

- Con chó Bấc trích từ truyện ngắn cùng tên của Giắc Lân-đơn (Mĩ). Trong đoạn trích, nhà văn có 

những nhận xét tinh tế khi viết về những con chó, thể hiện trí tưởng tượng tuyệt với khi đi sâu vào “tâm 

hồn” của con chó Bấc, đồng thời bộc lộ tình cảm yêu thương của mình đối với loài vật. 

5.Văn bản nhật dụng – văn bản nghị luận 

Các văn bản nhật dụng và nghị luận đều viết về những vấn đề xã hội có ý nghĩa lâu dài hơn là chỉ có 

tính chất nhất thời. Đó là vấn đề quyền sống của con người (Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền 

được bảo vệ và phát triển của trẻ em); bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh (Đấu tranh cho một thế giới 

hòa bình), hội nhập với thế giới và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc (Phong cách Hồ Chí Minh, Chuẩn bị 

hành trang vào thế kỉ mới); vai trò của văn học nghệ thuật (Tiếng nói của văn nghệ, Chó sói và cừu 

trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten, Bàn về đọc sách)… 

B. PHẦN TIẾNG VIỆT 

I. Từ loại 

1. Các từ loại cơ bản 

Danh từ là những từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm (Ví dụ: học sinh, bút, so sánh, …); thường 

làm chủ ngữ, làm phụ ngữ cho động từ, tính từ ; khi làm vị ngữa thường kết hợp với từ “là”. Động từ là 

những từ chỉ hành động, trạng thái, tình thái (Ví dụ: học, vui, được khen,…); thường làm vị ngữ; khi làm 

chủ ngữ thường kết hợp với từ “là”. Tính từ là những từ chỉ đặc điểm, tính chất (Ví dụ: đỏ, đẹp, chăm 

chỉ…); thường làm phụ ngữ cho danh từ, động từ; làm vị ngữ hạn chế hơn động từ; khi làm chủ ngữ 

thường kết hợp với từ “là”. 

2. Các từ loại khác 

Phó từ (bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ); chỉ từ (định vị trí cho danh từ trong không gian hoặc thời 

gian); số từ (chỉ số lượng chính xác); lượng từ (chỉ số lượng không chính xác); đại từ (dùng để chỉ hoặc 

để hỏi); quan hệ từ (để biểu thị các ý nghĩa quan hệ và dùng để liên kết văn bản); trợ từ (để nhấn mạng 

hoặc biểu thị thái độ đánh giá); thán từ (dùng làm dấu hiệu biểu lộ cảm xúc, tình cảm, hoặc để gọi đáp); 

tình thái từ (được thêm vào câu để cấu tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán và để biểu thị các 

sắc thái tình cảm). 

II. Tu từ từ vựng – Tu từ cú pháp 

1. Nhân hóa 

Là dùng những từ ngữ vốn gọi hoặc tả người để gọi hoặc tả vật, hoặc trò chuyện, xưng hô với vật 

như đối với người, làm cho chúng trở nên sống động. 

Ví dụ: Sóng đã cài then đêm sập cửa.

(Huy Cận) 

2. So sánh 

Là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, 

gợi cảm cho sự diễn đạt. 

Ví dụ: Mặt trời xuống biển như hòn lửa. 

(Huy Cận). 

3. Ẩn dụ 

Là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó, nhằm 

tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. 

Ví dụ: Làm thu thủy nét xuân sơn, 

Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh. 

(Nguyễn Du) 

4. Hoán dụ 

Là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên của sự vật, hiện tượng khác có quan hệ tương cận nhất 

định với nó, nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. 

Ví dụ: Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước: 

Chỉ cần trong xe có một trái tim. 

 (Phạm Tiến Duật) 

5. Liệt kê 

Là sắp xếp nối tiếp hàng loạt các từ ngữ để diễn tả được đầy đủ và sâu sắc hơn nội dung. 

Ví dụ : Tre, nứa, trúc, mai, vầu, mấy chục loại khác nhau, nhưng cùng một mầm non măng mọc 

thẳng. 

(Thép Mới) 

6. Điệp ngữ 

Là cách lặp lại có ý thức những từ ngữ hoặc kiểu câu nhằm mục đích nhấn mạnh nội dung, tạo nhạc 

tính hoặc gợi những cảm xúc. 

Ví dụ: Dù là tuổi hai mươi 

Dù là khi tóc bạc. 

(Thanh Hải) 

7. Chơi chữ 

Là cách vận dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước. 

Ví dụ : Chuồng gà kê sát chuồng vịt. 

8. Nói quá 

Là biện pháp phóng đại mức độ, qui mô, tính chất của sự vật hiện tượng để nhấn mạnh, gây ấn tượng, 

tăng sức biểu cảm. 

Ví dụ: Bầm gan tím ruột. 

9. Nói giảm, nói tránh 

Là biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, 

tránh thô tục. 

Ví dụ: Đến lúc ấy, anh mới nhắm mắt đi xuôi. 

(Nguyễn Quang Sáng) 

10. Đảo ngữ 

Là biện pháp thay đổi trật tự thông thường của các yếu tố trong câu, nhằm nhấn mạnh ý, làm tăng sức 

gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. 

Ví dụ: Cành lê trắng điểm một vài bông hoa. 

(Nguyễn Du) 

11. Tương phản  

Là việc tạo ra những nội dung trái ngược nhau để qua đó làm nổi bật một ý tưởng bộ phận trong tác 

phẩm hoặc tư tưởng chính của tác phẩm. 

Ví dụ: Ngẩn đầu nhìn trăng sáng. 

Cúi đầu nhớ cố hương. 

(Lý Bạch) 

12. Tăng cấp 

Là biện pháp lần lượt đưa thêm chi tiết và chi tiết sau phải cao hơn chi tiết trước, qua đó làm rõ thêm 

bản chất một sự việc, một hiện tượng muốn nói. 

Ví dụ: Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi 

quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi. 

(Nguyên Hồng) 

III. Câu và các thành phần câu 

1. Các thành phần câu 

a. Thành phần chính 

Chủ ngữ, vị ngữ. 

b. Trạng ngữ 

Là thành phần phụ bổ sung ý nghĩa cho câu ; nối kết các câu, các đoạn với nhau ; có thể đứng ở đầu 

câu, cuối câu hay giữa câu. 

Ví dụ: Về mùa đông, lá bàng đỏ như màu đồng hun. 

c. Khởi ngữ 

Là thành phần phụ đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu. Trước khởi ngữ 

thường có thêm các quan hệ từ về, đối với, là, còn,… Giữa khởi ngữ và nòng cốt câu có thể có các từ: 

thì, là… 

Ví dụ: Đối với anh, anh không ghìm nổi cảm xúc. 

d. Thành phần tình thái 

Là thành phần biệt lập dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong 

câu. 

Ví dụ: Chắc họ sẽ đến kịp giờ. 

e. Thành phần cảm thán 

Là thành phần biệt lập được dùng để bộc lộ tâm lí của người nói. 

Ví dụ: - Trời ơi, chỉ còn có năm phút ! 

(Nguyễn Thành Long) 

f. Thành phần gọi đáp 

Là thành phần biệt lập dùng để tạo lập hoặc để duy trì quan hệ giao tiếp. 

Ví dụ : - Này, cái giống chó nó khôn thật. 

g. Thành phần phụ chú 

Là thành phần biệt lập được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu. Nó thường 

được đặt giữa hai dấu gạch ngang, hai dấu phẩy, hai dấu ngoặc đơn hoặc giữa một dấu gạch ngang với 

một dấu phẩy. Nhiều khi nó còn được đặt sau dấu hai chấm. 

Ví dụ: - Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm. 

(Nam Cao) 

2. Các kiểu câu xét theo cấu tạo ngữ pháp 

a. Câu đơn bình thường 

Là loại câu do một cụm chủ ngữ - vị ngữ tạo thành. 

Ví dụ: Tre // là cánh tay của người nông dân. 

b. Câu đơn mở rộng thành phần 

Các thành phần câu có cấu tạo là một cụm chủ ngữ - vị ngữ. Các cụm chủ ngữ - vị ngữ này bị bao 

chứa trong cụm chủ ngữ - vị ngữ lớn hơn. 

Ví dụ: Khi mùa lũ / về, dòng sông này // nước / luôn chảy xiết. 

c. Câu rút gọn 

Là câu có thể vắng cả chủ ngữ và vị ngữ 

Ví dụ: Mỗi ngày một lớn khôn. 

d. Câu đặc biệt 

Là câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ. 

Ví dụ: Đêm thành phố. 

e. Câu ghép 

Là câu có hai cụm chủ - vị trở lên và chúng không bao chứa nhau. Các vế câu thường có quan hệ ý 

nghĩa với nhau khá chặt chẽ, thường được đánh dấu bằng các từ chỉ quan hệ. 

Ví dụ: Vì nó chăm học nên nó thi đỗ điểm cao. 

3. Các kiểu câu xét theo mục đích nói: