TIẾT
THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
DẤU CHẤM LỬNG
I. MỤC TIÊU
1.Kiến thức:
-HS nhận biết được công dụng của dấu chấm lửng trong văn bản.
-HS biết vận dụng hiểu biết về dấu chấm lửng để thực hành viết đoạn văn có sử dụng dấu
câu này.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng
lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt:
- Năng lực dùng dấu câu và tác dụng của chúng.
- Năng lực nhận biết và sử dụng dấu chấm lửng trong viết câu, đoạn văn.
3. Phẩm chất:
Có ý thức vận dụng kiến thức vào giao tiếp và tạo lập văn bản.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Giáo án
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 7, soạn bài theo hệ thống câu hỏi
hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
a) Mục tiêu:Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học
tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
b) Nội dung: GV trình bày vấn đề
c) Sản phẩm: câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ
GVđặt câu hỏi: Khi đọc một văn bản, em thường thấy
có những dấu câu nào? Hãy kể tên và nêu tác dụng
của những dấu câu đó?
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
+ HS nghe và trả lời
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ HS trình bày sản phẩm thảo luận
+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
HS lắng nghe và huy động
kiến thức đã có về dấu
chấm lửng.