GV: Đinh Công Thuận- THCS Nam Đà- Krông Nô- Đắc Nông- 0889663668
2.3Thực hành Tiếng Việt – MẠCH LẠC VÀ LIÊN KẾT (45’)
1.
Hoạt động: Hình thành kiến thức.
a)Mục tiêu:
-
Nhận biết được đặc điểm của mạch lạc và liên kết.
-
Hiểu được chức năng của mạch lạc và liên kết trong văn bản.
-
Chỉ ra được các phương tiện ngôn ngữ dùng để tạo nên tính liên kết cho văn
bản.
b)Nội dung:
+ GV sử dụng kỷ thuật đặt câu hỏi và khăn phủ bàn để hướng dẫn học sinh tìm
hiểu lý thuyết mạch lạc và liên kết.
+ HS làm việc cá nhân, thảo luận cặp đôi để hoàn thành nhiệm vụ và báo cáo sản
phẩm.
c) Tổ chức thực hiện
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
- GV: Hướng dẫn cho HS đọc lại phần Mạch lạc và liên kết của văn bản trong
phần tri thức văn bản và chú ý khung nhận biết Mạch lạc và liên kết được đặt bên
phải trong SHS.
- HS: sau khi đọc xong GV có thể đặt câu hỏi gợi ý cho HS tìm hiểu như sau:
+ Đoạn văn viết về nội dung gì?
+ Đoạn văn có bao nhiêu câu?
+ Điều gì đã là cho các câu tạo thành một đoạn văn?
+ Nếu đảo trật tự các câu thì có được không? Vì sao?
B2: Thực hiện nhiệm vụ
HS: đọc phần Mạch lạc và liên kết của văn bản trong phần tri thức văn bản và chú
ý khung nhận biết Mạch lạc và liên kết. Trả lời các câu hỏi gợi ý ( B1)
GV theo dõi, hướng dẫn và hỗ trợ HS làm bài tập.
B3: Báo cáo, thảo luận
GV yêu cầu HS trình bày sản phẩm cá nhân & hướng dẫn các em cách trình bày
(nếu cần).
HS : Trình bày các hiểu về: Mạch lạc và liên kết (Mạch lạc là gì? Liên kết là gì?)
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét thái độ học tập và kết quả làm việc cá nhân, làm việc nhóm của HS.
- Chốt lại kiến thức cấn nhớ
d) Sản phẩm:
1. Lý thuyết (Tri thức tiếng Việt)
- Mạch lạc là tính hợp lý, thống nhất giữa các câu trong đoạn văn và các đoạn
trong văn bản. Các câu trong đoạn, các đoạn trong văn bản phải hướng về một chủ
đề chung và được sắp xếp theo một trình tự hợp lý thể hiện chủ đề của văn bản.
1
KHBD : thực hành tiếng Việt Mạch lạc và liên kết.