THIẾT KẾ MINH HOẠ CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ
(Bài dạy tích hợp cả 4 kĩ năng)
VĂN BẢN VĂN HỌC: NÓI VỚI CON
(Thời gian: 09 tiết)
Trong bài học này, HS sẽ đọc hiểu văn bản thơ viết về đề tài tư tưởng đạo lý theo
phương thức biểu cảm, từ đó thực hiện các hoạt động đọc, viết, nói và nghe theo phương
thức biểu cảm và nghị luận.
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Năng lực chuyên biệt:
a. Đọc hiểu:
- Kiến thức:
Hiểu, nhận thức được tình cảm ấm cúng từ gia đình, từ quê hương thắm thiết.
- Kỹ năng:
+ Nhận biết được một số cách diễn đạt độc đáo, giàu hình ảnh, các biện pháp tu từ: điệp
ngữ, so sánh và các các động từ biểu cảm (chạm, ken, cài, đục, kê…)
+ Phân tích được những tình cảm và mong mỏi của người cha khi nói với con về vẻ đẹp của
“người đồng mình”
+ Nhận biết và phân tích được tác dụng của yếu tố biểu cảm, nghị luận trong văn bản thơ
“Nói với con”.
+ Liên hệ với những tình cảm khác (tích cực, tiêu cực) đối với quê hương.
b. Viết :
- Kiến thức:
+ Lập dàn bài cho bài văn nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lý.
+ Nêu được khái niệm tư tưởng đạo lý cần bàn, biểu hiện, ý nghĩa của tư tưởng đạo lý đó.
Phê phán những biểu hiện tư tưởng lệch lạc đối với quê hương.
- Kỹ năng:
+ Viết đúng thể thức văn bản nghị luận xã hội về một tư tưởng, đạo lý về tình cảm gia đình,
tình yêu quê hương, đất nước
+ Sử dụng điệp ngữ, so sánh để tăng tính thuyết phục cho bài văn nghị luận.
+ Trình bày bài sạch, chữ rõ, đúng chính tả, ngữ pháp.
c. Nói và nghe:
- Kiến thức: Nghị luận miệng về tư tưởng: tình yêu gia đình gắn liền với tình yêu quê hương.
- Kỹ năng:
+ Sử dụng văn nói để trình bày vấn đề
+ Thuyết trình trước lớp.
+ Nghe sâu, phân tích, đánh giá.
2. Phẩm chất:
- Yêu mến và tự hào về sức sống bền bỉ của gia đình và quê hương – nơi chôn nhau cắt rốn
- Ý thức bảo vệ, gìn giữ vẻ đẹp của quê hương