ÔN THI 10 - CÁC VĂN BẢN HKI.docx

Không thẻ bỏ qua các nhóm để nhận nhiều tài liệu hay 1. Ngữ văn THPT 2. Giáo viên tiếng anh THCS 3. Giáo viên lịch sử 4. Giáo viên hóa học 5. Giáo viên Toán THCS 6. Giáo viên tiểu học 7. Giáo viên ngữ văn THCS 8. Giáo viên tiếng anh tiểu học 9. Giáo viên vật lí CLB HSG Sài Gòn xin gửi đến bạn đọc Tuyển tập tài liệu văn 9 và ôn lên 10 chọn lọc. Tuyển tập tài liệu văn 9 và ôn lên 10 chọn lọc là tài liệu quan trọng, hữu ích cho việc dạy nghe đọc Anh. Đây là bộ tài liệu rất hay giúp đạt kết quả cao trong học tập. Hay tải ngay Tuyển tập tài liệu văn 9 và ôn lên 10 chọn lọc. CLB HSG Sài Gòn luôn đồng hành cùng bạn. Chúc bạn thành công!!!!..Xem trọn bộ Tuyển tập tài liệu văn 9 và ôn lên 10 chọn lọc. Để tải trọn bộ chỉ với 50k hoặc 250K để sử dụng toàn bộ kho tài liệu, vui lòng liên hệ qua Zalo 0388202311 hoặc Fb: Hương Trần.

Spinning

Đang tải tài liệu...

1.

CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG – NGUYỄN DỮ

Đề bài: Phân tích nhân vật của Vũ Nương trong tác phẩm “Chuyện người con

gái của Nam Xương” của Nguyễn Dữ

Dàn ý tham kháo

1, Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm

2, Thân bài

a. Khái quát chung

- Hoàn cảnh ra đời

- Tóm tắt

b. Phân tích

* Luận điểm 1: Vũ Nương là một người phụ nữ đẹp người, đẹp nết

- Ngay từ đầu truyện Vũ Nương đã được giới thiệu là người phụ nữ đẹp người đẹp

nết “tính đã thùy mị nết na lại thêm tư dung tốt đẹp”.

- Trong xã hội phong kiến, một người phụ nữ đẹp phải hội tụ đủ các yếu tố: “tam tòng,

tứ đức”, “công, dung, ngôn, hạnh”. Trong đó, dung chính là vẻ bề ngoài của nàng mà

TS đã xin mẹ “đem 100 lạng vàng cưới về”. Chi tiết này đã tô đậm vẻ đẹp nhan sắc và

phẩm chất của nàng.

-> Nhân vật Vũ Nương đã được tác giả khắc hoạ với những nét chân dung về

người phụ nữ mang vẻ đẹp toàn vẹn nhất trong xã hội phong kiến.

Song có thể hiểu thật chi tiết về Vũ Nương, chúng ta cần phải đặt nhân vật trong

những hoàn cảnh và mối quan hệ khác nhau:

Luận cứ 1: Trong mối quan hệ với chồng: Nàng là người vợ thủy chung, yêu

thương chồng hết mực.

* Trong cuộc sống vợ chồng bình thường: nàng hiểu chồng có tính “đa nghi”,

“phòng ngừa quá mức” nên Vũ Nương đã khéo léo cư xử đúng mực, nhường nhịn, giữ

gìn khuôn phép nên không lúc nào vợ chồng thất hòa.

-> Nàng là người phụ nữ hiểu chồng, biết mình, người phụ nữ đức hạnh. Qua đây ta

thấy đã hé lộ mâu thuẫn tính cách giữa hai người và đầy tính dự báo.

* Khi xa chồng:

- Vũ Nương là người vợ thủy chung yêu thương chồng hết mực. Nỗi nhớ chồng cứ đi

cùng năm tháng: “mỗi khi bướm lượn đầy vườn, mây che kín núi”, nàng lại “thổn thức

tâm tình, buồn thương da diết”.

- Nàng mơ về một tương lai gần sẽ lại bên chồng như hình với bóng: Dỗ con, nàng

chỉ cái bóng của mình trên vách mà rằng cha Đản.

- Tiết hạnh ấy được khẳng định trong câu nói thanh minh, phân trần sau này của nàng

với chồng: “Cách biệt ba năm giữ gìn một tiết. Tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng,

ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót”.

-> Qua tâm trạng bâng khuâng, nhớ thương, đau buồn của Vũ Nương, Nguyễn Dữ

vừa cảm thông vừa ca ngợi tấm lòng son sắc, thủy chung của nàng. Và nỗi nhớ ấy,

tâm trạng ấy cũng chính là tâm trạng chung của những người phụ nữ trong thời

loạn lạc, chiến tranh.

* Khi bị chồng nghi oan:

- Nàng hết sức phân trần để chồng hiểu rõ tấm lòng trinh bạch của mình:

+ Trước hết, nàng nhắc đến thân phận của mình để có được tình nghĩa vợ chồng:

“Thiếp con kẻ khó được nâng tựa nhà giau”

+ Thiếp theo, nàng khẳng định tấm lòng thủy chung, trong trắng, vẹn nguyên chờ

chồng: “Cách biệt ba năm giữ gìn một tiết”.

+ Cuối cùng, nàng cầu xin chồng đừng nghi oan : “Dám xin bày tỏ để cởi mối nghi

ngờ. Mong chàng đừng một mực nghi oan cho thiếp”