THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
MỞ RỘNG TRẠNG NGỮ CỦA CÂU BẰNG CỤM TỪ, TỪ LÁY
A. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
I. Về năng lực
a. Năng lực đặc thù
- Củng cố kiến thức về trạng ngữ, nhận biết được thành phần trạng ngữ trong câu.
- Xác định được tác dụng của việc mở rộng thành phần trạng ngữ của câu bằng cụm
từ.
- Tạo lập được câu văn, đoạn văn có mở rộng trạng ngữ bằng cụm từ và nêu tác dụng
của việc mở rộng trạng ngữ bằng cụm từ đó.
- Nhận biết được từ láy và phân tích được tác dụng của từ láy được sử dụng trong câu
văn, đoạn văn.
b. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ, tự học: tự ôn tập kiến thức tiếng Việt đã học trước khi vào lớp.
- Năng lực giải quyết vấn đề: vận dụng kiến thức để giải quyết các bài tập cụ thể
- Năng lực giao tiếp: học sinh trình bày bài làm của mình, chia sẻ kinh nghiệm khi
làm bài, góp ý cho các bạn trong lớp.
II. Về phẩm chất: Từ việc làm bài, học sinh được rèn luyện sự kiên trì, chăm chỉ,
tinh thần hợp tác - đoàn kết với các bạn trong lớp để giải quyết vấn đề.
B. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
I. Giáo viên
- KHBD, SGK, SGV, tài liệu tham khảo.
- Máy chiếu, máy tính.
- Giấy A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm.
- Phiếu học tập.
II. Học sinh
- SGK, Vở ghi, đồ dùng học tập,…
- Chuẩn bị bài theo câu hỏi trong SGK.
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
1. Mục tiêu: Kết nối – tạo hứng thú cho học sinh, chuẩn bị tâm thế tiếp cận kiến thức
mới.
2. Tổ chức thực hiện: