Để tải trọn bộ chỉ với 50k hoặc 200K để sử dụng toàn bộ kho tài liệu, vui lòng liên hệ qua Zalo 0363041563 hoặc FB: Quoc Cuong
LỜI NÓI ĐẦU
Các em học sinh thân mến!
Kì thi vào lớp 10 THPT đang ngày càng đến gần. Dịch Covid 19 diễn biến phức tạp trên cả nước đặc biệt là trên địa bàn thành phố Hà Nội khiến cho các em tạm dừng đến trường. Vì thế khiến cho việc ôn tập của học sinh khối 9 năm nay gặp nhiều khó khăn hơn. Nhưng bên cạnh các em luôn có cha mẹ, thầy cô đồng hành để tạm dừng đến trường – không dừng học.
Trong đó, Ngữ văn là một trong 4 môn học quyết định kết quả kì thi vào THPT. Nên cô nhà trường đã biên soạn ra các đề với cấu trúc cảu đề thi môn Ngữ văn vào lớp 10 THPT hiện nay. Hi vọng bộ đề ôn tập này sẽ hỗ trợ các em hiểu bài và ôn thi vào lớp 10 môn Ngữ văn đạt kết quả cao.
Về cơ bản, cấu trúc đề thi vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn bao gồm phần.
Nội dung, yêu cầu của đề thi:
- Nắm được nội dung cơ bản trong các tác phẩm văn học trong chương trình Ngữ văn lớp 9 theo 4 mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao.
- Chỉ ra và phân tích được giá trị nghệ thuật, nội dung trong tác phẩm.
- Xác định chính xác các kiến thức Tiếng Việt, Tập làm văn đã học xuyên suốt chương trình THCS trong đề bài cho.
- Rèn kĩ năng viết đoạn văn Nghị luận văn học, Nghị luận xã hội.
Với các nội dung trên các em cần có đầy đủ kiến thức và kĩ năng để đạt kết quả tốt tốt trong kì thi sắp tới. Cô hi vọng và tin tưởng ở các em!
CÁC ĐỀ THAM KHẢO
ĐỀ KT HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2020 – 2021
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Môn : Ngữ văn 9- Thời gian: 90 phút
MÃ ĐỀ : 01
PHẦN I ( 4 điểm ) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Mỗi chúng ta hình như chỉ chú ý đến bản thân mình nhiều đến nỗi quên mất thế giới bên ngoài bao la và phong phú vô vàn. Bạn sẽ không nhìn thấy trái đất đang vận chuyển từng ngày, những người bên cạnh bạn đang thay đổi từng giờ, những vật xung quanh bạn đang đang di chuyển từng phút giây… Ở đây không phải tôi muốn nói bạn vô tình mà bạn chỉ là đang bỏ quên …Bạn “bỏ quên” một người bạn thân đang buồn phiền, bạn “bỏ quên” một cơn gió đang âu yếm thổi qua tán lá, bạn “bỏ quên” ánh mặt trời đỏ chói chang lặn phía trời tây, bạn “bỏ quên” niềm vui trong ánh mắt mẹ khi thấy bạn đi học về, bạn tiếp tục “bỏ quên” cây bàng trước cửa đang lâm râm vài lá đỏ, bạn đang “bỏ quên” nhiều thứ…
(Theo Thụy Viên, nguồn internet)
1, Xác định phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích trên. (0,5điểm)
2, Theo em, vì sao tác giả lại đặt từ “bỏ quên” trong dấu ngoặc kép ? (1điểm)
3, Cuộc sống xung quanh ta bao la và phong phú vô ngần. Nhưng hình như chúng ta đang “bỏ quên” nhiều thứ… Từ những gợi mở của bài viết cùng trải nghiệm của bản thân, em hãy viết một đoạn văn nghị luận khoảng 2/3 trang giấy với nội dung “Biết quan sát để yêu thương nhiều hơn” (2,5điểm)
PHẦN II (6 điểm): Bàn về tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long, có ý kiến cho rằng: “ Trong tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long các nhân vật dù được miêu tả nhiều hay ít, dù trực tiếp hay gián tiếp, nhân vật nào cũng hiện lên với những nét cao quý đáng khâm phục”
1, Trình bày hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm. (0,5điểm)
2, Trong tác phẩm có những nhân vật dù chỉ xuất hiện gián tiếp qua lời kể của anh thanh niên xong vẫn hiện lên với những nét cao quý đáng khâm phục. Đó là những nhân vật nào? Điểm chung đáng khâm phục giữa họ là gì ? (1,5 điểm)
3, Cùng với những người lao động khác giữa núi rừng Sa Pa, nhân vật anh thanh niên giúp cho
bức tranh cuộc sống lao động nơi đây trở nên thật đẹp. Bằng một đoạn văn diễn dịch khoảng 12 câu, em hãy làm rõ tình yêu đối với công việc của anh thanh niên. Trong đoạn văn có sử dụng một lời dẫn trực tiếp và một câu cảm thán. Gạch chân và chú thích rõ. (3,5 điểm)
4. Trong tác phẩm, Nguyễn Thành Long không đặt tên riêng cho nhân vật mà gọi theo nghề nghiệp, lứa tuổi. Trong chương trình Ngữ văn THCS cũng có một tác phẩm không đặt tên riêng mà lấy công việc để gọi tên nhân vật. Đó là tác phẩm nào? Tác giả là ai? ( 0,5 điểm)
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ THI HỌC KÌ MÔN VĂN 9
Câu | Yêu cầu | Điểm | |
Phần I (4 điểm) | |||
Câu 1 0,5 điểm |
| 0,5 | |
Câu 2 1 điểm |
+ đánh dấu từ được hiểu theo nghĩa đặc biệt + bỏ quên là thái độ thờ ơ, không quan tâm, không lắng nghe, không thấu hiểu, không đồng cảm, sẻ chia.
|
0,5 0,5 | |
Câu 3 2.5 điểm | Vân đề cần bàn luận: biết quan sát để yêu thương nhiều hơn: Nôi dung: HS có thể diễn đạt khác nhau song cần đảm bảo nội dung chính sau: 1. Giải thích: - Quan sát là nhìn, xem xét để biết chính xác sự vật, hiện tượng nào đó - Biết quan sát ở đây là đề cập tới việc biết cách chú ý , biết quan tâm tới cuộc sống, tới mọi người xung quanh. => biết quan sát để yêu thương nhiều hơn: biết quan tâm, chú ý, cảm nhận, thấu hiểu và yêu thương, trân trọng cuộc sống cũng như mọi người xung quanh mình hơn. 2. Bàn luận: Tại sao biết quan sát để yêu thương nhiều hơn? - Biết quan sát – biết chú ý, con người sẽ biết cảm nhận, trân trọng, yêu thương hơn những vẻ đẹp của cuộc sống, con người quanh ta – từ vẻ đẹp của thiên nhiên đến vẻ đẹp của con người… những điều bình dị nhưng chính là chân giá trị của cuộc sống mà nếu không để ý ta sẽ dễ dàng bỏ qua, “bỏ quên”… - Biết quan sát – quan tâm => con người thấu hiểu, đồng cảm, biết yêu thương nhiều hơn => giúp người với người xích lại với nhau => các mối quan hệ thêm gắn kết. (HS lấy dẫn chứng trong văn học và thực tế để chứng minh) 3. Mở rộng: Quan sát khác với soi mói. Khác với người biết quan sát, người soi mói luôn nhìn nhận, đánh giá mọi việc theo hướng tiêu cực. Người biết quan sát => biết nhìn c/s không chỉ bằng đôi mắt mà còn bằng trái tim sẽ có cách giao tiếp, ứng xử tinh tế và cảm nhận cuộc sống sâu sắc hơn. 4. Liên hệ rút ra bài học nhận thức và hành động cho bản thân - quan sát, lắng nghe, cảm nhận cuộc sống….=> trân trọng và tận hưởng vẻ đẹp của cuộc sống. - quan tâm, chia sẻ và yêu thương… - tránh xa lối sống vô cảm, ích kỉ… => GV chấm linh hoạt theo cách trình bày của học sinh...Điểm thưởng cho những hs có lập luận chặt chẽ, thuyết phục, sáng tạo. |
0,5
1
0,5
0,5 | |
Phần II (6 điểm) | |||
Câu 1 0,5 điểm |
| 0,5 | |
Câu 2 1 điểm |
+ Anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Phan-xi-păng + Ông kĩ sư vườn rau + Anh cán bộ nghiên cứu sét
+ đều lao động trong điều kiện khó khan, + thầm lặng; + yêu công việc, + tràn đầy nhiệt huyết, tinh thần trách nhiệm với công việc..... | 0,5
1 | |
Câu 3 3,5 điểm | * HT: đúng đoạn văn diễn dịch ( 0,25đ); sử dụng câu cảm than và lời dẫn trực tiếp đúng, có gạch chân, chú thích ( 1 đ); dung lượng đủ ( 0,25) * Nội dung: tình yêu lao động của anh thanh niên trong Lặng lẽ SP của NTL - Điều kiện và hoàn cảnh sống, công việc của anh thanh niên… - Tình yêu lao động, yêu công việc + Lí tưởng sống, lao động và cống hiến: sinh ra ở đâu? Vì ai là làm việc?... + Có những suy nghĩ đẹp, sâu sắc và đúng đắn về công việc của mình + Tinh thần trách nhiệm cao trong công việc … =>Tình yêu lao động đã trở thành sức manh để giúp anh vượt qua mọi khó khan trong cuộc sống, vượt qua nỗi cô đơn tột cùng để hoàn thành nhiệm vụ * Nghệ thuật: tình huống truyện nhẹ nhàng, cách kể chuyện tự nhiên, giọng văn đậm chất thơ, lựa chọn ngôi kể phù hợp; khắc họa nhân vật chính khách quan và đa chiều. | 0,25 0,25
| |
Câu 4 0,5 điểm |
|