Để tải trọn bộ chỉ với 50k hoặc 200K để sử dụng toàn bộ kho tài liệu, vui lòng liên hệ qua Zalo 0384105620 hoặc FB: Nhân Ái
ĐỀ CƯƠNG ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT QG MÔN NGỮ VĂN
NĂM HỌC (2021-2022)
A. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
- Kiểm tra lại việc nắm vững các kiến thức và kĩ năng đã học trong cả ba phần Đọc văn, tiếng Việt, làm văn trong chương trình Ngữ văn 12.
2. Kĩ năng
- Biết đọc hiểu một văn bản ngoài sách giáo khoa.
- Viết được một đoạn văn, bài văn nghị luận xã hội và nghị luận văn học.
3. Thái độ
- Có ý thức nghiêm túc trong học và ôn tập.
B. Nội dung ôn tập
PHẦN I: ĐỌC- HIỂU
* Nắm vững những kĩ năng cơ bản về tiếng Việt:
I. Sáu phương thức biểu đạt:
1. Miêu tả: Câu thơ, câu văn vẽ lại hình ảnh thiên nhiên hoặc chân dung con người, sự vật
2. Tự sự: đoạn thơ, đoạn văn trần thuật (hoặc kể) các chi tiết, sự việc xảy ra trong cuộc sống
3. Thuyết minh: đoạn văn nói rõ, hoặc giải thích những đặc điểm sự vật, sự việc theo thực tế khách quan, không miêu tả hay hư cấu như các tác phẩm truyện
4. Biểu cảm: Xen kẽ những hình ảnh, sự việc, sự vật tác giả bày tỏ những cảm xúc chủ quan: yêu thương, trân trọng, tự hào, buồn đau, xót xa, căm ghét,…
5. Nghị luận: Xen kẽ miêu tả và kể chuyện, người viết dùng lí lẽ nêu những suy ngẫm, triết lí về những quy luật của thiên nhiên, của xã hội con người. Phương thức này thường xuất hiện trong những áng văn của một số tác giả có phong cách đặc biệt: Nguyễn Đình Thi, Chế Lan Viên, Nguyễn Khoa Điềm…
6. Điều hành
II. Sáu phong cách ngôn ngữ:
1. Sinh hoạt 2. Nghệ thuật 3. Báo chí | 4. Chính luận 5. Khoa học 6. Hành chính |
III. Sáu thao tác lập luận:
1. Giải thích: cắt nghĩa từ ngữ, ý tưởng…( đặt và trả lời câu hỏi: Nghĩa là gì?)
2. Phân tích: chia đối tượng thành nhiều bộ phận để khám phá, giải mã
3. Chứng minh: dùng dẫn chứng để minh chứng cho lí lẽ đã nói trong luận đề và luận điểm
4. So sánh: Đối chiếu ý tưởng, hình ảnh, sự việc này với sự việc khác tương đồng hoặc đối lập
5. Bác bỏ: Nêu những ý tưởng hoặc sự việc trái với lẽ thường, những sai lầm để phê phán, bác bỏ
6. Bình luận: khen chê một đối tượng nghị luận
IV. Ba cách dẫn dắt ý, sáu bút pháp, bốn cách trần thuật, hai thời gian trần thuật
1. Ba cách dẫn dắt ý: Diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp
2. Sáu bút pháp: Hiện thực, lãng mạn, trữ tình, triết lý, tượng trưng, lạ hóa
3. Bốn cách trần thuật: Ngôi thứ nhất ( nhân vật xưng tôi, kể chuyện), Ngôi thứ hai (Nhân vật phụ kể về nhân vật chính), Ngôi thứ ba (Tác giả kể), Ngôi thứ ba gián tiếp (tác giả hòa vào nhân vật kể chuyện)
4. Hai thời gian trần thuật: Thời gian kể chuyện thường ngắn, thời gian được kể trong câu chuyện thường dài
V. Những nghệ thuật ngôn từ:
1. Dùng từ: từ tượng hình, tượng thanh, phối hợp các thanh điệu giàu tính nhạc, phối hợp các từ ngữ thuần Việt với từ Hán, Hán – Việt…
2. Viết câu: điệp từ, điệp ngữ, liệt kê,…lặp cấu trúc, đối lập, câu hỏi tu từ, cảm thán… 3. Các phép liên kết: Phép nối, Phép lặp, Phép thế, Phép liên tưởng,…
* Vận dụng các kĩ năng để trả lời câu hỏi:
I. Văn liệu của đề là thơ ca (Bài thơ hay đoạn thơ).
Những câu hỏi thường xuất hiện và cách trả lời:
1. Thể thơ, giọng điệu?:
Trả lời
- Thơ lục bát: giọng mềm mại, có vần có nhịp uyển chuyển, gần lời ru, tiếng hát trong dân ca
- Thơ thất, bát, ngũ ngôn: giọng rắn rỏi, nhịp cân đối mang âm hưởng thơ ca trung đại - Thơ tự do: câu thơ dài ngắn linh hoạt tuy không vần nhưng thanh điệu đầy tính nhạc, nhịp điệu hài hòa, trôi chảy, trau chuốt…
2. Những phương thức biểu đạt? Phong cách ngôn ngữ?
3. Những dấu hiệu nghệ thuật (hoặc tu từ) đặc sắc trong văn bản?
Trả lời:
- Huy động kiến thức về nghệ thuật ngôn từ
- Trả lời theo đúng yêu cầu (Nếu yêu cầu là “những biện pháp” thì cần chỉ ra từ hai dấu hiệu nghệ thuật trở lên)
- Nội dung trả lời gồm: Chỉ rõ dấu hiệu nghệ thuật => Nêu tác dụng và hiệu quả trong văn bản
4. Chủ đề, nội dung hoặc cảm hứng toát ra từ văn bản? Viện dẫn những tác phẩm cùng đề tài? Phát biểu cảm nghĩ về riêng mình?
Trả lời:
- Chủ đề, nội dung và cảm hứng chính: Dựa vào nhan đề (Nếu có), hoặc những từ khóa, hình ảnh nổi bật để trả lời (Chú ý ngắn gọn, thường chỉ là 1 hoặc 2 câu)
- Viện dẫn tác phẩm cùng đề tài: Nêu ít nhất hai tên tác phẩm, tác giả
- Phát biểu cảm nghĩ: Nên viết theo phương thức nghị luận, dẫn dắt kiểu tổng – phân – hợp
II. Văn liệu của đề là truyện, kịch, kí…:
Những câu hỏi thường xuất hiện và cách trả lời:
1. Phương thức biểu đạt? Phong cách ngôn ngữ? (Cách trả lời tương tự câu hỏi về thơ) 2. Những dấu hiệu nghệ thuật? (Cách trả lời tương tự câu hỏi về thơ)
3. Chia đoạn, nêu đại ý mỗi đoạn, chủ đề của truyện, đoạn văn? Đặt nhan đề cho văn bản?
Trả lời:
- Chia đoạn: Dựa vào dấu hiệu của hình thức văn bản: xuống dòng, các từ khóa, từ đó nêu đại ý mỗi đoạn
- Chủ đề, đặt nhan đề: dựa vào từ khóa để trả lời
III. Văn liệu của đề là bài (hoặc đoạn) báo, bài (hoặc đoạn) chính luận, nghị luận văn học, bài (hoặc đoạn) thuyết minh khoa học.
Những câu hỏi thường xuất hiện và cách trả lời
1. Phương thức biểu đạt? Phong cách ngôn ngữ?
a. Trong bài (hoặc đoạn) báo thường là tự sự kết hợp miêu tả…Trong bài (hoặc đoạn) thuyết minh thường là miêu tả kết hợp thuyết minh…Trong bài( hoặc đoạn) nghị luận thường là phương thức nghị luận.
b. Trong bài (hoặc đoạn) báo thường là phong cách ngôn ngữ báo chí “Thông tin kịp thời, ngắn gọn, hấp dẫn”… Trong bài (hoặc đoạn) thuyết minh thường là phong cách ngôn ngữ khoa học “Khái quát, trừu tượng, logic, phi cá thể”… Trong bài (hoặc đoạn) chính luận thường là phong cách ngôn ngữ chính luận “Công khai tư tưởng, chính kiến, chặt chẽ, truyền cảm”…
2. Những dấu hiệu nghệ thuật?
3. Chia đoạn, nêu đại ý mỗi đoạn, chủ đề của truyện, đoạn văn? Đặt nhan đề cho văn bản?
- Chia đoạn: Dựa vào dấu hiệu của hình thức văn bản: xuống dòng, các từ khóa, từ đó nêu đại ý mỗi đoạn
- Chủ đề, đặt nhan đề: dựa vào từ khóa để trả lời
4. Giải thích một hình ảnh, câu văn…hoặc phát biểu cảm nghĩ về một ý tưởng, đề xuất trong văn bản?
a. Huy động kĩ năng giải thích, cắt nghĩa từ ngữ, giải mã đề để thực hiện yêu cầu
b. Phát biểu cảm nghĩ: nên viết ngắn gọn nhưng có luận điểm rõ ràng và đặc biệt thể hiện được quan điểm cá nhân.
* Các bước làm bài:
Bước 1. Đọc kĩ văn bản, xác định cơ bản về nội dung và phân loại văn bản
Bước 2. Thực hiện các yêu cầu của đề:
- Chú ý những khái niệm dễ nhầm lẫn như phong cách ngôn ngữ và thao tác lập luận…
- Nên trả lời lần lượt để bài làm bám sát được đáp án.
- Trả lời theo đoạn văn hoặc câu văn. Hết mỗi ý, mỗi câu xuống dòng. Không nên gạch đầu dòng.
- Chú ý phân chia thời gian cho các câu hỏi hợp lý
Bước 3. Kiểm tra lại bài.
*Bài tập vận dụng
ĐỀ SỐ 1:
Đọc đoạn trích:
Một ước mơ phù hợp là yếu tố quan trọng góp phần làm nên một việc có ý nghĩa. Ước mơ là hình ảnh của những điều nằm trong tâm trí ta, và nếu bạn là người có quyết tâm thì bạn sẽ tìm cách đạt được nó. Những người làm nên nghiệp lớn trên thế giới đều là những người biết mơ ước.
Ước mơ không bao giờ hình thành ở những người thờ ơ, lười biếng hay thiếu tham vọng. Bạn hãy đặt ra những ước mơ nằm trong khả năng của mình và lên kế hoạch cụ thể để từng bước hiện thực hóa chúng. Trong khi vạch ra kế hoạch cụ thể để đạt được thành công, cả trong sự nghiệp lẫn cuộc sống thường ngày, bạn đừng bị lung lay hay nhụt chí bởi những người xem bạn như là kẻ mơ mộng. Để đạt được thành công như mong muốn trong một thế giới đang có nhiều thay đổi này, bạn phải học hỏi tinh thần của các bậc tiền bối – những người đã cống hiến cả cuộc đời mình cho sự phát triển của văn minh nhân loại. Tinh thần ấy là dòng huyết mạch của sự phát triển và là cơ hội để bạn giải phóng hết năng lực tiềm ẩn của mình. Hãy biết quên những ước mơ không thành của ngày hôm qua. Thay vào đó, cần biến ước mơ của ngày mai thành những công việc cụ thể, để một ngày không xa trong tương lai, chúng sẽ trở thành hiện thực.
Ước mơ không phải là cái sẵn có, cũng chẳng phải là cái không thể có. Ước mơ chính là con đường chưa được định hình, là hình ảnh của những điều nằm trong tâm trí bạn mà nếu có đủ quyết tâm, bạn hoàn toàn có thể hiện thực hóa chúng.
Nếu bạn tin tưởng vào những ước mơ của mình thì hãy cố gắng thực hiện bằng tất cả.
(Trích Không gì là không thể, George Matthew Adams)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên.
Câu 2. Theo tác giả, để đạt được thành công như mong muốn chúng ta cần phải làm gì?
Câu 3. Tác giả cho rằng: “Một ước mơ phù hợp là yếu tố quan trọng góp phần làm nên một việc có ý nghĩa”. Anh/chị hiểu như thế nào là ước mơ phù hợp?
Câu 4. Thông điệp nào trong đoạn trích trên có ý nghĩa nhất đối với anh/chị? Vì sao?