TÊN BÀI DẠY:
BÀI 7 – QUYỀN NĂNG CỦA NGƯỜI KỂ CHUYỆN
Thời gian thực hiện: 12 tiết
(Đọc: 8 tiết; Thực hành tiếng Việt: 1 tiết; Viết: 2 tiết; Nói và nghe: 1 tiết)
A. TỔNG QUAN
MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Về kiến thức
- Học sinh nhận biết được một số yếu tố của truyện như:
người kể chuyện ngôi thức ba và người kể chuyện ngôi
thứ nhất, điểm nhìn, lời người kể chuyện, lời nhân vật.
- Học sinh phân tích và đánh giá được tình cảm, cảm
xúc, cảm hứng chủ đạo mà người viết thể hiện qua văn
bản; phát hiện được các giá trị đạo đức, văn hóa từ văn
bản.
- Hiểu tác dụng của biện pháp chêm xem, biện pháp liệt
kê; biết cách vận dụng các biện pháp này vào việc tạo
câu.
2.1 . Về năng lực chung
- Học sinh phát triển: Tư duy phản biện, năng lực hợp
tác, giải quyết vấn đề,….
2.2 .Về năng lực đặc thù
- Học sinh viết được một bài văn nghị luận phân tích,
đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật của
một tác phẩm văn học
- Học sinh thuyết trình: Biết thảo luận về một vấn đề có
những ý kiến khác nhau; đưa ra được những căn cứ thuyết
phục; tôn trọng người đối thoại; (giới thiệu, đánh giá) về
nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm truyện
3. Về phẩm chất
Học sinh: yêu thương và có trách nhiệm đối với con
người, cuộc sống
NỘI DUNG BÀI HỌC
Đọc
●
Tri thức ngữ văn
●
Người cầm quyền khôi phục uy quyền
●
Dưới bóng hoàng lan
●
Một chuyện đùa nho nhỏ
●
Con khướu sổ lồng
Thực hành Tiếng Việt
●
Biện pháp chêm xen, biện pháp liệt kê
Viết
●
Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác
phẩm văn học (Chủ đề và nhân vật trong tác phẩm
truyện)
Nói và nghe
●
Thảo luận về một vấn đề văn học có ý kiến khác
nhau
Củng cố mở rộng
●
Ôn tập kiến thức về người kể chuyện và ngôi kể
●
Mở rộng kiến thức về truyện thần thoại.