Tiết 3,4: NGHỆ THUẬT TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI VIỆT
(Trích Văn minh Việt Nam)
Nguyễn Văn Huyên
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nắm được các đặc trưng cơ bản của văn bản thông tin.
- Có tri thức về các ngành nghệ thuật truyền thống của dân tộc.
2. Năng lực
- HS phân tích và đánh giá được đề tài, thông tin cơ bản của văn bản.
- HS phân tích và đánh giá được nhan đề của văn bản, dựa vào nhan đề để suy đoán về
những nội dung được trình bày trong văn bản.
- HS hiểu được mục đích, thái độ của người viết.
- HS nhận biết và phân tích được giá trị của những yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận
trong văn bản.
3. Phẩm chất
- Biết coi trọng giá trị của thông tin, không ngừng mở mang hiểu biết về đời sống xung
quanh.
- Biết coi trọng, giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống của người Việt
- Có tinh thần yêu nước và trách nhiệm với giá trị truyền thống của dân tộc.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Thiết bị dạy học
- Máy tính, máy chiếu.
- Phiếu bài tập, phiếu củng cố mở rộng, phiếu ghi chép…
- SGK, SGV, giáo án…
2. Học liệu: Tranh ảnh, sơ đồ, bảng biểu, phiếu học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra
3. Bài mới
Hoạt động 1: Mở đầu
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập
của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
b. Nội dung: GV tổ chức trò chơi “Ai nhanh hơn”. Mỗi tổ sẽ ghi tên lên bảng phụ
thứ tự các loại hình nghệ thuật truyền thống của Việt Nam xuất hiện trên máy chiếu
hoặc hoàn thành bằng Phiếu học tập số 1. Tổ nào ghi được số lượng nhiều và chính
xác, tổ đó giành chiến thắng. HS từ kiến thức qua trò chơi kết nối vào bài học.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV nêu thể lệ trò chơi, có quy định thời gian
HS chơi (3 phút)
1