BÀI 8: THẾ GIỚI ĐA DẠNG CỦA THÔNG TIN (10 tiết)
PHẦN 2: THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
Tiết 7 : SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN PHI NGÔN NGỮ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Giúp HS:
- Nhận biết và phân tích được một văn bản thông tin có sử dụng kết hợp phương
tiện ngôn ngữ với phương tiện phi ngôn ngữ;
- Biết vận dụng những ưu thế của phương tiện phi ngôn ngữ để tạo lập được một
văn bản thông tin vừa đúng đặc trưng thể loại, vừa sinh động, hấp dẫn.
2. Năng lực
2.1. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: đọc, tìm hiểu văn bản thông tin ở phần ĐỌC gồm:
Sự sống và cái chết, Nghệ thuật truyền thống của người Việt, Phục hồi tầng
Ozone: Thành công hiếm hoi của nỗ lực toàn cầu; tìm kiếm các nguồn tư liệu
liên quan (tranh ảnh, video, bài viết…); huy động những trải nghiệm của bản
thân (nếu có) về các loại văn bản thông tin.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: xác định được mục đích, nội dung, phương pháp
giao tiếp; biết chia sẻ nguồn tư liệu và trải nghiệm của cá nhân; thảo luận nhóm;
thuyết trình, đối thoại với các giáo viên và bạn học về các vấn đề của bài học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: xử lý các tình huống được đặt ra trong
bài học.
2.2. Năng lực chuyên biệt: Năng lực ngôn ngữ
- Biết phân tích, đánh giá được vai trò của các yếu tố phi ngôn ngữ được sử
dụng trong văn bản thông tin;
- Biết đọc - hiểu phương tiện phi ngôn ngữ
- Biết vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học để thực hiện một số nhiệm vụ
trong thực tiễn.
3. Phẩm chất
- Bồi dưỡng cho HS ý thức học tập, yêu thích vẻ đẹp của ngôn ngữ tiếng Việt
đồng thời chú trọng các phương tiện phi ngôn ngữ để phục vụ cho hoạt động
giao tiếp một cách hiệu quả.
- Biết học hỏi, chia sẻ và không ngừng cố gắng để hoàn thiện bản thân.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Thiết bị dạy học
- Phiếu học tập, trả lời câu hỏi.
- Máy tính, máy chiếu.
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp.
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà.
2. Học liệu
- SGK, SGV Ngữ văn 10 (KNTT và CS)
- Kế hoạch bài dạy
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức: GV ổn định, kiểm diện sĩ số